Phối hợp liên ngành trong quản lý rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 86 - 90)

Thực hiện cơ chế phân công phân cấp rõ ràng trong công tác QLNN đối với rừng sản xuất ở địa phương và không để chồng chéo thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng liên quan; đổi mới căn bản hệ thống quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; dừng khai thác chính từ rừng tự nhiên, gắn bảo vệ và phát triển rừng với nâng cao chất lượng đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít người.

FSSP là một đối tác rộng mở cho tất cả các bên liên quan trong ngành lâm nghiệp Việt Nam cùng tham gia và hợp tác. Đối tác nhằm góp phần thực thi Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 thông qua việc thúc đẩy chia sẻ thông tin, tăng cường đối thoại chính sách và hợp tác về lĩnh vực quan trọng của ngành, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả việc sử dụng và huy động các nguồn lực cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.

Đối tác Ngành lâm nghiệp trong vòng 15 năm qua, là một diễn đàn chung hỗ trợ công tác phối hợp, và chia sẻ thông tin giữa các đối tác trong nước và quốc tế; hỗ trợ củng cố vững chắc công tác bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh tích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và thực hiện hiệu quả Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam.

Các cấp, ngành phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức với nội dung sát thực, hiệu quả; chủ động phối hợp với các ngành để xác định giá trị của rừng sản xuất, xây dựng phương án hoạt động, có cơ chế khoán hợp lý với người dân, nhóm cộng đồng dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp, công ty...; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng sản xuất; phát huy vai trị của cấp ủy, chính quyền và các đồn thể ở cơ sở

trong tuyên truyền, vận động nhân dân.

Đẩy mạnh hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng thực thi về CITES cho các cán bộ thực thi pháp luật về quản lý động thực vật hoang dã; Phối kết hợp, tổ chức các hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương các xã. Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí trang bị lắp đặt hệ thống biển báo; thiết bị trong tuần tra bảo vệ rừng sản xuất; nâng cao nhận thức cho người dân về ý thức tham gia bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; Triển khai các mơ hình sinh kế nâng cao đời sống cho người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện Hiệp Đức.

Tiểu kết chương 3

Từ phân tích các dự báo những nhân tố mới có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức, Chương 3 nêu lên năm phương hướng tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất ở Hiệp Đức đến năm 2025; và đồng thời tập trung đề xuất tám nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức hiện nay, đó là: (1) Hồn thiện các văn bản hướng dẫn và cải tiến phương thức tuyên truyền pháp luật đối với rừng sản xuất; (2) Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất; (3) Tăng cường bảo hộ quyền sử dụng rừng sản xuất; (4) Đổi mới quản lý tài chính đối với rừng sản xuất; (5) Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ công về rừng sản xuất; (6) Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra và đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực rừng sản xuất; (7) Củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ quản lý rừng sản xuất; và (8) Phối hợp liên ngành trong quản lý rừng sản xuất.

KẾT LUẬN

Chính sách quản lý rừng và đất lâm nghiệp (bao gồm đất có rừng và đất trống đồi trọc được quy hoạch để trồng rừng), từ năm 1990 đến nay Nhà nước đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách quản lý rừng và đất lâm nghiệp, thuộc các cấp ban hành: Quốc Hội, UBTV Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ NN-PTNT và liên Bộ. Hệ thống văn bản pháp luật này đã tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi và động lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Nhiều chính sách và đạo luật được ban hành hoặc sửa đổi để phù hợp hơn với các cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo ra mơi trường pháp lý đầy đủ, an tồn và thuận lợi hơn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế thị trường.

Các chính sách, chương trình hỗ trợ và khuyến khích trồng rừng của Nhà nước cịn nhiều bất cập chưa tạo được động lực cho các đối tượng được giao đất. Các hỗ trợ mang tính khuyến khích phát triển trồng rừng thường được thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình ưu đãi tín dụng hoặc hỗ trợ một phần chi phí đầu vào (cây giống, dịch vụ khuyến lâm, phân bón hoặc tiền cơng trồng, chăm sóc). Cụ thể, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha đối với trồng rừng sản xuất theo Chương trình 661 của Nhà nước là quá thấp, chưa kể thủ tục rải ngân, kiểm tra nghiệm thu phức tạp; chính phủ khơng đủ vốn thanh toán đúng thời điểm theo dự án được duyệt (kể cả đối với rừng trồng và khoán bảo vệ; các khoản vay ưu đãi lãi suất khoảng 7%/năm hoặc vẫn chưa đủ hấp dẫn về mặt hiệu quả đầu tư với hộ nông dân, hoặc thời hạn vay quá ngắn khơng thích hợp cho đầu tư trồng rừng.

Đề tài nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức đã đưa ra được khung lý thuyết về QLNN của chính quyền địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện; Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất của huyện Hiệp Đức thời gian qua vừa đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng còn nhiều yếu kém, hạn chế do những nguyên nhân khác nhau. Đó là khó khăn trong việc áp dụng, thực thi giao thời giữa luật cũ và Luật lâm nghiệp mới ra đời; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lâm nghiệp, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng đến người quản lý, sử dụng rừng sản xuất ở vùng

xa trung tâm, nhất là đối với các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số; Phát sinh nhiều mâu thuẫn về phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất lâm, nông nghiệp, xây nhà trái phép… giữa các công ty nơng lâm trường và các hộ dân, trong đó có bộ phận lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và chính trị xã hội của địa phương; Tình trạng quy hoạch treo; Cơng tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho người dân còn chậm tiến độ, thủ tục còn rườm rà; Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại đông người về lâm nghiệp, về đất đai, về bảo vệ và phát triển rừng cịn hạn chế; Cịn tình trạng cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm, địa chính gây khó khăn, phiền hà đến người dân… Từ đó, luận văn đã đưa ra tám nhóm giải pháp nhằm đổi mới hơn nữa công tác Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong giai đoạn đến năm 2025. Đồng thời, cũng có một số kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ NNN&PTNT, Bộ TN&MT trong cơng tác này.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang được xác định là hướng đi chủ đạo khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện, mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và làm giàu ở Hiệp Đức. Rà soát, củng cố và nâng cấp các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ; thu hút đầu tư xây dụng nhà máy chế biến quy mơ lớn. Bên cạnh đó, tổ chức quy hoạch, bố trí vùng nguyên liệu cho các trung tâm chế biến lớn, gắn trồng rừng với khai thác - chế biến lâm sản - thị trường tiêu thụ.

Hy vọng rằng với những tìm hiểu, trao đổi, nghiên cứu trong Luận văn này sẽ góp phần giúp cho các cấp, chính quyền địa phương, các cơ quan chun ngành có một cách nhìn nhận tồn diện và hoạch định chiến lược quy hoạch, phát triển ngành Lâm nghiệp trong thời gian đến. Tiến hành điều chuyển, sáp nhập kiểm lâm về ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật, triển khai đồng bộ hiệu quả địi hỏi cần có sự chun nghiệp, chun sâu trong chuyên ngành, áp dụng các khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng các hệ thống thông tin, xử lý thơng tin trong ngành Lâm nghiệp, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, đáp ứng được đông đảo nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp tại các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 86 - 90)