ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI AGRIBANK BIÊN HÒA 3.1.1.Xu hướng thị trường thẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu 0431 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động kinh doanh thẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

II. Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ 75 72 3 96%

b, Nguyên nhân khách quan

ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI AGRIBANK BIÊN HÒA 3.1.1.Xu hướng thị trường thẻ Việt Nam

3.1.1. Xu hướng thị trường thẻ Việt Nam

Thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và đồng đều về tất cả các mặt hoạt động như phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ và phát triển mạng lưới. Qua các năm, thẻ nội địa luôn chiếm khoảng 90% tổng lượng thẻ phát hành tồn thị trường. Tính đến 31/12/2015, tồn thị trường có 40 trên 51 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, với số lượng thẻ đạt hơn 81,85 triệu thẻ, trong đó chủ yếu là thẻ ghi nợ. Đối với thẻ trả trước nội địa, đến 31/12/2015 có 14 ngân hàng phát hành loại thẻ này với tổng số thẻ phát hành đạt hơn 2 triệu thẻ. Thẻ tín dụng nội địa có 8 ngân hàng phát hành với hơn 256.000 thẻ trên toàn thị trường.Về thẻ quốc tế, đến 31/12/2015 có 40 ngân hàng phát hành. Tổng số thẻ quốc tế tích lũy tồn thị trường đến 31/12/2015 đạt trên 9,24 triệu thẻ, tăng 16,23% so với năm 2014, trong đó nhóm ngân hàng nước ngồi phát hành hơn 645.000 thẻ.

Cùng với sự gia tăng số lượng thẻ là doanh số sử dụng và doanh số thanh tốn thẻ cũng tăng trưởng khơng ngừng. Nếu năm 2011, doanh số sử dụng đạt hơn 724.000 tỉ đồng và doanh số thanh toán hơn 895.000 tỉ đồng thì đến năm 2015, các con số này lần lượt là hơn 1.637.000 tỉ đồng và hơn 1.685.000 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt là 126% và 88%.

Các sản phẩm dịch vụ thẻ ngày càng được gia tăng và đa dạng hóa hướng đến thẻ đa năng tích hợp nhiều tiện ích. Một trong những sản phẩm tiêu biểu là thẻ phi vật lý. Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng đang đưa vào thử

nghiệm và phát hành thẻ phi vật lý như Vietinbank, Liên Việt, Vietcombank, VPBank, Sacombank,...Với loại thẻ phi vật lý trả trước khách hàng có thể đăng ký trên trang web của ngân hàng mà không cần phải ra quầy giao dịch. Là thẻ ảo nên hình ảnh và thơng tin thẻ được thể hiện trên hệ thống online. Các giao dịch nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền, thanh tốn hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn,. chỉ cần thực hiện khi có internet, điện thoại di động có kết nối mạng, hoặc thiết bị điện tử chấp nhận thẻ ảo. Thẻ phi vật lý trả trước sử dụng tiện lợi và dễ dàng như việc mua thẻ điện thoại trả trước, tính năng nổi bật của thẻ này là đảm bảo an toàn bảo mật hơn thẻ vật lý, không bị lộ thông tin thẻ khi giao dịch vì mỗi lần sử dụng thẻ, khách hàng sẽ đăng nhập vào trang quản lý thẻ với tài khoản và mật khẩu, sau đó khách hàng sẽ được cấp một mã số bảo mật CVV tự động thay vì 3 số CVV cố định ở mặt sau như thẻ tín dụng. Do đó, thẻ phi vật lý sẽ được bảo vệ 2 lớp, hạn chế rủi ro bị mất thông tin thẻ như thẻ tín dụng, an tồn và bảo mật hơn cho các giao dịch online. Đặc biệt, với chiếc thẻ này, khách hàng sẽ không lo bị mất thẻ hay không cần giữ thẻ trong ví bởi có thể quản lý chiếc thẻ đó mọi lúc mọi nơi trên internet.

Kênh giao dịch tự động ATM tăng trưởng nhẹ do các ngân hàng chuyển hướng tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ POS. Đến 31/12/2015, toàn thị trường đã có 16.573 máy ATM và 217.470 máy POS, mức tăng trưởng lần lượt là 23% và 181% so với năm 2011.

Tuy nhiên, có một thực tế là việc phát triển thẻ những năm vừa qua tại Việt Nam vẫn chủ yếu thiên về số lượng mà chưa chú trọng tới chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi thẻ được phát hành. Thực tế, thẻ ATM ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ dùng để rút tiền mặt. Doanh thu thanh toán thẻ chủ yếu vẫn đến từ giao dịch rút tiền từ các cây ATM, chiếm 85%. Chỉ có 15% là doanh thu từ giao dịch thanh toán và các giao dịch phát sinh từ các điểm chấp nhận thanh tốn thẻ. Đây là một sự lãng phí rất lớn

nếu so với sự đầu tư của các ngân hàng.

Chất lượng của sự phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam chưa được chú trọng là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn khá phổ biến. Hệ thống máy ATM tuy phát triển nhanh, nhưng phân bố lại chưa đều. Số lượng máy tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, trong khi nơng thơn miền núi cịn hạn chế. Tại khu vực thành thị thanh toán điện tử cũng được sử dụng chủ yếu trong các siêu thị, trung tâm thương mại mà chưa phân bổ hợp lý theo nhu cầu của người sử dụng.

Nguyên nhân tiếp theo là trong khi mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần thì lãi suất cho vay qua thẻ vẫn được áp dụng ở mức rất cao, cộng thêm các khoản phí phải trả như phí thường niên, phí in bản sao kê, phí chậm thanh tốn, phí rút tiền mặt tại ATM, phí chuyển đổi ngoại tệ. khiến người dân có tâm lý e ngại việc thanh tốn qua thẻ.

Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh thẻ các ngân hàng luôn chú xây dưng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh tốn bán lẻ. Ngồi việc tiếp tục phát triển mạng lưới POS, các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank,. đã triển khai thanh toán trực tuyến dịch vụ điện, nước, điện thoại, games, chuyển tiền thông qua liên kết với các công ty lớn. Các ngân hàng đang tiếp tục xúc tiến mở rộng liên kết ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, các công ty giao thông vận tải, ... đồng thời nghiên cứu phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ khơng tiếp xúc để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, thu học phí,.

Thêm nữa, các ngân hàng cũng tiếp tục hồn thiện và nâng cấp hệ thống ngân hàng điện tử, tăng cường kết nối hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm ban lẻ và thanh tốn hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

Một phần của tài liệu 0431 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động kinh doanh thẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w