Sử dụng các công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 25 - 30)

Phái sinh (Derivatives) là một công cụ tài chính được tạo ra từ sản phẩm khác hay còn gọi là tài sản cơ sở (tài sản cơ sở có thể là trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, lãi suất hoặc tỷ giá,…). Giá trị tài sản phái sinh được xác định dựa trên sự biến động giá trị của tài sản cơ sở. Trong đó, phái sinh tiền tệ thì tỷ giá, hay lãi suất,…sẽ là tài sản cơ sở. Thông thường công cụ tài chính phái sinh được sử dụng để chuyển nhượng rủi ro không mong muốn cho người khác, hay nói cách khác là bảo hiểm rủi ro, nhằm giảm thiểu khoản lỗ do sự biến động tỷ giá; nhưng cũng đồng thời là công cụ giúp các nhà đầu cơ kiếm lời. Tại các ngân hàng thương mại cũng đưa ra các sản phẩm phái sinh như: Kỳ hạn (Forward), Tương lai (Future), Hoán đổi (Swap), Quyền chọn (Option) để phòng ngừa rủi ro liên quan đến tỷ giá.

-Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn: Đây là hình thức giao dịch phái sinh trên thị trường phi chính thức, còn giao dịch trên thị trường chính thức và tuân theo một qui chuẩn nhất định là hợp đồng tương lai. Theo đó, để đảm bảo một mức tỷ giá có thể đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng vào một thời điểm nhất định, các ngân hàng cũng tiến hành các giao dịch kỳ hạn với các tổ chức có nhu cầu bán ngoại tệ trong tương lai hoặc một tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước. Như vậy, tùy theo khả năng kinh doanh của nhân viên kinh doanh ngoại tệ mà ngân hàng sẽ bảo vệ được mình trước biến động tỷ giá trong tương lai và lời lỗ dựa trên khoảng chênh lệch phí giao dịch kỳ hạn. Ví dụ như thay vì đợi để mua một lượng JPY vào cuối năm mà không biết được tỷ giá sẽ thay đổi ra sao, NHTM sẽ mua một hợp đồng Forward mua JPY theo tỷ giá kỳ hạn được xác định ngay thời điểm này. Khi đó, giá thị trường JPY càng tăng thì ngân hàng càng có lợi và ngược lại.

-Sử dụng hợp đồng hoán đổi: Là hình thức sử dụng mua bán một lượng ngoại tệ trong một thời hạn nhất định từ sự kết hợp giữa mua và bán hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn. Với công cụ này, ngân hàng vừa có thể phòng

hiện tại và tỷ giá trong hợp đồng. Mặt khác, ngân hàng còn có thể hoán đổi trạng thái ngoại tệ đối với từng loại ngoại tệ khác nhau. Khi đó, Ngân hàng A sẽ tiến hành thực hiện trao đổi mua bán hoặc huy động (cho vay) ngoại tệ với ngân hàng B đang có trạng thái ngược lại để cân bằng. Hoán đổi ngoại tệ thường kết hợp với trao đổi lãi suất.

-Mua bán hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn là công cụ phái sinh cho phép người sở hữu quyền có thể mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định ở một giá chọn trước và phải trả phí cho quyền chọn ấy. Để đảm bảo rủi ro tỷ giá biến động trong một giới hạn có thể chấp nhận được, ngân hàng sẽ mua quyền chọn và căn cứ vào tỷ giá được xác định tại thời điểm đáo hạn, ngân hàng có thể cân đối được lợi nhuận (thua lỗ) sẽ có được để quyết định thực hiện hay không quyền chọn của mình. Có hai loại: Call Option (quyền chọn mua), Put Option (quyền chọn bán).

Gọi C: giá quyền chọn mua P: giá quyền chọn bán

S0: tỷ giá tại thời điểm hiện tại St: tỷ giá tại thời điểm đáo hạn X1: tỷ giá thực hiện theo hợp đồng

Call option sẽ được thực hiện khi St > X Put option sẽ được thực hiện khi St < X

Chiến lược Bull Spread: được sử dụng khi ngân hàng kỳ vọng tỷ giá tăng và tiến hành mua, bán cùng loại quyền chọn.

 Sử dụng quyền chọn mua

Ngân hàng M mua quyền chọn C( S0,t,X1) , và bán quyền chọn C( S0,t,X2), với X1< X2,

Biến động tỷ giá Lãi trước phí của Long Call

Lãi trước phí của Short Call

Tổng lãi

St ≥ X2 St – X1 -(St –X2) X2 – X1 X1<St,<X2 St - X1 0 St - X1

Như vậy, theo cách này thì nhà đầu tư có thể chia sẽ bớt một phần lợi nhuận của mình nhưng đảm bảo không phải chịu lỗ dưới sự biến động của tỷ giá.

Ngoài ra, chiến lược này còn có thể áp dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng tỷ giá tăng bằng cách mua quyền chọn bán ngoại tệ ở mức giá thực hiện thấp và bán quyền chọn bán ở mức giá thực hiện cao hơn để giới hạn lỗ.

 Sử dụng quyền chọn bán

Ngân hàng M mua quyền chọn P( S0,t,X1), và bán quyền chọn P( S0,t,X2), với X1< X2,

Biến động tỷ giá Lãi trước phí của Long Put

Lãi trước phí của Short Put

Tổng lãi

St ≥ X2 0 0 0

X1<St,<X2 0 -( X2 - St) -( X2 - St)

St ≤ X1 X1 - St -( X2 - St) K1 – K2 Nếu đúng như kỳ vọng tăng giá của ngân hàng thì sẽ không bị lỗ nếu St ≥ X2

Chiến lược Bear Spread : Được sử dụng khi ngân hàng kỳ vọng tỷ giá giảm với nguyên tắc tỷ giá thực hiện ở lệnh mua Option sẽ cao hơn giá thực hiện ở lần bán Option (X1 > X2)

 Sử dụng quyền chọn mua

Ví dụ: Ngân hàng N đang kỳ vọng tỷ giá giảm và muốn phòng ngừa rủi ro khi đang sở hữu đối với quyền chọn mua C(S0,t,X1), và bán một quyền chọn C( S0,t,X2)

Biến động tỷ giá Lãi trước phí của Long Call

Lãi trước phí của Short Call

Tổng lãi

St ≥ X1 St – X1 -(St –X2) X2 – X1 X2<St<X1 0 -(St – X2) -(St – X2)

Trong chiến lược này, các ngân hàng sẽ giới hạn được khoản lỗ, và khi tỷ giá hạ xuống dưới mức X2 thì sẽ không bị lỗ như kỳ vọng.

 Sử dụng quyền chọn bán Biến động tỷ giá Lãi trước phí của

Long Put

Lãi trước phí của Short Put

Tổng lãi

St ≥ X1 0 0 0

X2<St<X1 X1 - St 0 X1 - St

St ≤ X2 X1 - St -( X2 - St) X1 – X2 Cũng tương tự cho việc cân bằng thế trường quyền chọn bán với giá thực hiện thấp hơn để kiếm lãi.

Chiến lược Butterfly Spread: Được áp dụng khi nhà đầu tư đánh giá là tỷ giá sẽ không biến động lớn.

 Sử dụng quyền chọn mua Biến động

tỷ giá

Lãi trước phí của Long Call

K1

Lãi trước phí của Long Call

K3

Lãi trước phí của Short Call

K2 Tổng lãi St ≥ X3 St – X1 St – X3 -2(St –X2) 0 X2≤St<X3 St – X1 0 -2(St – X2) X3 - St X1<St<X2 St – X1 0 0 St – X1 St ≤ X1 0 0 0 0

Giả sử áp dụng với quyền chọn mua: Nhà đầu tư mua hai hợp đồng quyền chọn mua với giá thực hiện X1, và X3 ở hai thời điểm khác nhau, kết hợp với việc bán 2 quyền chọn mua ở mức giá thực hiện X2 (với 2X2= X1+X3). Và với chiến lược này, nhà đầu tư luôn luôn có lãi khi tỷ giá biến đổi.

Biến động tỷ giá

Lãi trước phí của Long Put K1

Lãi trước phí của Long Put K3

Lãi trước phí của Short Put K2

Tổng lãi

St ≥ X3 0 0 0 0

X2≤St<X3 0 X3 - St 0 X3 - St X1<St<X2 0 X3 - St -2(X2 – St) St – X1

St ≤ X1 X1 - St X3 - St -2(X2 – St) 0

Kết quả giống với việc sử dụng chiến lược này với quyền chọn mua và ngân hàng sẽ có lãi khi X1≤St<X3

Chiến lược kết hợp Straddle: là chiến lược được các nhà đầu tư lựa chọn khi kỳ vọng sự biến động lớn về tỷ giá nhưng không dự đoán được chiều hướng của nó.

Biến động tỷ giá Lãi trước phí của Long Call

Lãi trước phí của Long Put

Tổng lãi

St ≥ X St – X 0 St - X

St<X 0 X – St X– St

Như vậy ngân hàng sẽ đạt được lợi nhuận càng cao khi tỷ giá trên thị trường biến động càng lớn, và giảm khi tỷ giá càng tiến gần tỷ giá thực hiện X và bằng 0 khi St = X. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nhận thấy việc giảm tỷ giá có xác suất cao hơn xu hướng tăng, thì sẽ sử dụng chiến lược Strip và nếu nhận thấy việc tăng tỷ giá có xác suất cao thì sử dụng chiến lược Strap.

 Strip: là việc việc nhà đầu tư mua 1 quyền chọn mua, và hai quyền chọn bán.

Biến động tỷ giá Lãi trước phí của Long Call

Lãi trước phí của Long Put

Tổng lãi

St ≥ X St – X 0 St - X

 Strap: là việc nhà đầu tư mua 1 quyền chọn bán và hai quyền chọn mua.

Biến động tỷ giá Lãi trước phí của Long Call

Lãi trước phí của Long Put

Tổng lãi

St ≥ X 2 (St – X) 0 2(St – X)

St<X 0 (X - St) (X - St)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)