Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 62)

Với nền kinh tế ngày càng sôi động, các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng bắt đầu rất chú trọng đến công tác quản lý rủi ro hoạt động của mình. Chủ động học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài và tham gia ký kết các thỏa thuận hợp tác liên minh với một số ngân hàng đại lý nước ngoài để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình. Chú trọng hơn tới việc nâng cấp không chỉ doanh số ngoại tệ mà cả quản trị rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ như: ngày 11 tháng 02 năm 2007, Standard & Poor‟s Ratings Services (một trong ba tổ chức xếp hạng được Ủy Ban chứng khoán và Hối đoái Mỹ- SEC công nhận) đã công bố xếp hạng Vietcombank ở mức BB/B. Tiếp sau đó, ngày 08 tháng 09 năm 2014, tại lễ trao giải “Ngân hàng tốt nhất 2014” cho các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, do tạp chí Alpha Southeast Asia (Alpha SEA) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, Vietcombank đã được trao danh hiệu “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2014”( Best Trade Finace Bank in Viet Nam 2014) và “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam

Corporates and Fis). Để đạt được các danh hiệu như trên ngoài đạt mức cung cấp ngoại hối lớn cho cả nước thì Vietcombank phải đạt một số tiêu chuẩn về mức độ an toàn của hoạt động theo mức đánh giá của các tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, so với tỷ trọng lợi nhuận từ KDNT đem lại trên tổng hoạt động kinh doanh của Vietcombank thì việc thực hiện các nội dung quản lý rủi ro KDNT còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt là khả năng nhận dạng và phân tích rủi ro liên quan đến hoạt động này còn kém, Vietcombank sẽ không thể ngừa được rủi ro bất thường xảy ra trong giai đoạn kinh tế thị trường biến động mạnh hiện nay. 2.2.3.2. Về công cụ quản lý

Vietcombank chưa có nhiều phương án để quản lý rủi ro giao dịch KDNT, mà chỉ áp dụng chủ yếu vào qui định về giới hạn thiết lập trạng thái ngoại tệ cuối ngày, chuyển các giao dịch tập trung và tăng cường sử dụng các giao dịch phái sinh ngoại tệ. Ngoài ra, còn hạn chế đối tượng được phép mua bán ngoại tệ để tránh rủi ro, và giới hạn số lượng ngoại tệ từng đối tượng. Theo dõi biến động tỷ giá trên thị trường và cập nhật nhanh nhất có thể, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, sự quản lý còn gặp phải nhiều khó khăn khi rủi ro thị trường ngày càng tăng cao, các giới hạn được đặt ra đôi khi không còn phù hợp với thị trường nữa, nhu cầu không được đáp ứng đầy đủ, điều này dẫn đến một số khách hàng đã có hành vi “lách” qui định chung của NHNN. Ví dụ về hạn mức chuyển tiền trợ cấp thân nhân nước ngoài một năm 7.000 USD. Thực tế phát sinh nhu cầu của khách hàng chuyển tiền đi nước ngoài vượt quá hạn mức trên. Hiện thì chưa có một hệ thống quản lý chung cho hệ thống Vietcombank (giữa các chi nhánh) về việc theo dõi thông tin và giới hạn được mức này. Dẫn tới một số trường hợp, đã thực hiện mua/chuyển ở Chi nhánh này vẫn có thể thực hiện với hạn mức tương tự ở Chi nhánh/Ngân hàng khác. Ngoài ra, theo lý thuyết thì sẽ áp dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tỷ giá nhưng hiện nay công cụ quản lý này được rất ít chi nhánh sử dụng và còn dè dặt. Các chi nhánh có hoạt động ngoại tệ lớn và chuyên nghiệp như Hội sở chính hoặc chi nhánh Hồ

Chí Minh thì có phát sinh hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, còn các chi nhánh còn lại thì hầu như không phát sinh các hợp đồng như trên.

2.2.3.3. Về hoạt động điều hành quản lý

Tổng quan về mục tiêu kinh doanh, chiến lược quản lý rủi ro và nâng cao tầm quan trọng của quản lý rủi ro KDNT được Vietcombank thực hiện rất tốt. Được quản lý tập trung tại phòng kinh doanh ngoại tệ Hội sở chính và kiểm soát bởi Phòng tổng hợp và chế độ kế toán Hội sở, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng diễn ra rất tốt và giao dịch lượng ngoại tệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng trong nước đem lại lợi nhuận cao cho toàn hệ thống. Để đảm bảo các giao dịch tại Chi nhánh và Hội sở được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, các nhà điều hành đã liên tục cập nhật những quyết định, văn bản hướng dẫn thực hiện theo thay đổi của từng giai đoạn, thời kỳ kinh tế và tuân thủ chặt chẽ qui định về quản lý ngoại hối của NHNN. Hơn thế nữa, ban điều hành Vietcombank luôn đặt ra định hướng nghiên cứu và áp dụng các chuẩn mực quản lý rủi ro quốc tế theo tiêu chuẩn Basel II trong toàn hệ thống.

2.2.3.4. Về nhân lực

Thế mạnh của nhân sự Vietcombank trong quản lý KDNT chính là kinh nghiệm. Hoạt động lâu đời trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, các cán bộ Vietcombank được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, chuyên môn tốt với nền tảng kiến thức đầu vào căn bản cao. Cán bộ bộ phận kinh doanh ngoại tệ thường xuyên tiếp cận và nghiên cứu những văn bản liên quan đến giao dịch ngoại tệ mới nhất của NHNN đồng thời những kiến thức thường xuyên đổi mới về nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, để trau dồi cho bản thân khả năng phân tích tình hình và đánh giá đối tượng khách hàng.

2.2.3.5. Về công nghệ, kỹ thuật

Theo như đã nêu ở phần trên, hệ thống công nghệ Vietcombank xây dựng được các chương trình thực hiện kinh doanh ngoại tệ nhưng chưa nhiều những công cụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý rủi ro cho hoạt động này mới chỉ có hệ thống cài

ngoại tệ theo qui định. Không có những phướng án dự đoán được sự thay đổi tỷ giá trong thời gian gần để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Đánh giá mức độ rủi ro đối với một danh mục đầu tư bằng ngoại tệ để kịp thời đưa ra những phương án dự phòng hoặc hợp đồng phái sinh ngược về để hạn chế được tổn thất do sự biến động tỷ giá gây ra.

2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam tệ tại NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.3.1. Các nhân tố bên trong

2.3.1.1. Chính sách quản lý của ngân hàng

Chính sách xác định mục tiêu KDNT là một trong những hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng, Vietcombank đã xây dựng cho mình những chiến lược quản lý rủi ro KDNT phù hợp. Đi đầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại tệ Vietcombank đã có nhiều kinh nghiệm và bài học đáng giá để đánh giá rủi ro có thể mang lại. Do chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng một cách tập trung chặt chẽ, Vietcombank đã xây dựng một phòng ban Quản lý Tài sản nợ và Tài sản có Hội Sở chính – Phòng ALM, là nơi tập xử lý mua bán ngoại tệ giữa chi nhánh và Hội sở. Chức năng của phòng này là tổng hợp nhu cầu mua bán ngoại tệ của các chi nhánh cơ sở, điều hòa ngoại tệ để đảm bảo tối ưu nguồn ngoại tệ trong hệ thống, giảm thiểu rủi ro tỷ giá và quản lý trạng thái ngoại hối cho toàn hệ thống Vietcombank. Căn cứ và chủ trương đảm bảo hoạt động đồng nhất như trên, các giao dịch phát sinh nhu cầu mua bán ngoại tệ đơn lẻ tại chi nhánh đều phải được Phòng Kế toán tổng hợp tại Chi nhánh ghi nhận và gởi lên Phòng ALM, đều này lại làm phát sinh rủi ro giá mua được ngoại tệ tại thời điểm giao dịch sẽ chênh lệch so với giá lúc thực hiện hạch toán cho khách hàng. Điều này xuất phát từ việc phải tốn thời gian để hai phòng ban trao đổi và phản hồi qua lại. Hơn những thế, có khả năng xảy ra những trường hợp không liên lạc được với nhau qua hệ thống thì sẽ không thực hiện được ngay lệnh giao dịch, hoặc gây khó khăn cho việc quản lý giá thỏa thuận và giá thực hiện. Tuy nhiên, với chiến lược kinh doanh ngoại tệ có lời nhưng vẫn đảm bảo được trạng thái

ngoại tệ an toàn vào cuối ngày và điều chỉnh thường xuyên để ổn định tỷ giá, buộc phải bỏ qua tính tức thời và năng lực cung ứng ngoại tệ tại thời điểm không được đảm bảo.

2.3.1.2. Quy trình thực hiện quản lý

Là một trong những nội dung của quản lý kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng, quy trình thực hiện nghiệp vụ KDNT được bộ phận Đề án Vietcombank đưa ra bám sát những công văn của NHNN hướng dẫn các TCTD thực hiện quản lý ngoại hối nên về tính tuân thủ quy định của Vietcombank là đạt được. Ngoài ra, qua nhiều lần thay đổi và hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện Vietcombank đã dần hoàn thiện được những chuẩn mực trong quản lý rủi ro KDNT. Tuy nhiên, thực tế đa dạng phát sinh (như tình huống bất thường, đặc thù của nhóm khách hàng) bộc lộ nhiều điểm còn hạn chế trong quy trình. Cụ thể, trong quy định liên quan đến chuyển tiền bằng đồng ngoại tệ ra nước ngoài đối với người cư trú từ những nguồn thu nhập hợp pháp được ghi nhận rằng: người cư trú là cá nhân nước ngoài có thể chuyển tiền về nước từ những thu nhập hợp pháp ở Việt Nam nhưng không quy định cụ thể như thế nào được đánh giá là hợp pháp. Trường hợp nguồn thu nhập này được xác nhận là được cho tặng tài sản, thừa kế theo đúng quy định của pháp luật về việc cho tặng tài sản là bất động sản, giấy tờ có giá từ người khác. Tuy nhiên, tính hợp pháp của những tài sản này từ người cho tặng thì không được nhắc đến và quy định cụ thể. Như vậy, rủi ro xảy ra ở giao dịch này có thể liên quan đến hoạt động rửa tiền không được quản lý tại ngân hàng và có thể xảy ra tổn thất nghiêm trọng nếu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.

Dựa trên qui mô về doanh số kinh doanh ngoại tệ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro đang được áp dụng, cho thấy Vietcombank chưa thật sự cân đối giữa lợi ích từ KDNT và quản lý rủi ro do hoạt động này mang lại. Điều này tạo nguy cơ rủi ro cao cho Vietcombank trong tiến trình hướng đến tự do hóa tỷ giá của NHNN.

2.3.1.3. Nguồn nhân lực

Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2014, tổng số lao động của Vietcombank tăng lên đến con số 14.099 cán bộ nhân viên. Trong năm 2014 và 2015, Vietcombank đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo về công tác nhận diện và quản trị rủi ro trong toàn hệ thống, từ rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp đến rủi ro hệ thống, rủi ro đạo đức, rủi ro pháp luật. Tại các khóa đào tạo, cán bộ nhân viên cũng được tiếp cận với các tình huống rủi ro trong KDNT tại các ngân hàng nước ngoài và kinh nghiệm xử lý.

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có chuyên môn cao và khả năng phân tích thị trường tốt. Với những thay đổi về kinh tế, chính trị thường xuyên thay đổi trên thế giới cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động KDNT của ngân hàng, nhưng hiện nay Vietcombank vẫn không thấy tiến hành những hóa huấn luyện tập trung để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ và lãnh đạo trực tiếp thực hiện để có những cập nhật về những qui định, thỏa thuận trong nước và quốc tế thay đổi để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro cho hoạt động này.

Độ tuổi bình quân lao động cao cũng là một hạn chế của Vietcombank khi các khái niệm mới về công cụ quản lý rủi ro như VaR hay sản phẩm tiền tệ phái sinh không được tiếp cận và sử dụng. Nên hiện nay, Vietcombank vẫn lựa chọn những công cụ quản lý rủi ro truyền thống, có triển khai nhưng chưa phát triển những công cụ quản lý rủi ro KDNT mới. Việc đưa ra các sản phẩm phái sinh nhưng vẫn chưa có động tác thúc đẩy tăng cường sử dụng công cụ này trong quản lý, bằng cách đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho cán bộ đánh giá khách hàng tiềm năng, hướng tiếp cận và linh động thời hạn cho các hợp đồng kỳ hạn. Chưa chủ động tìm kiếm khách hàng cho các sản phẩm phái sinh ngoại tệ.

2.3.1.4. Cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện không những trong hệ thống mà còn giữa Vietcombank với các TCTD khác nên việc thiết lập một hệ thống công nghệ kỹ thuật hiện đại và đảm bảo an toàn là một yếu tố quan trọng hàng

đầu trong hệ thống Vietcombank. Hiện nay, Vietcombank đang sử dụng có hệ thống giao dịch như sau:

+ Hệ thống giao dịch điện tử Reuters và Bloomberg

+Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tế (System of Worldwide Interbank Finacial Transaction- SWIFT)

+Nhận lệnh thanh toán trên chương trình VCB Money

+Các chương trình giao dịch nội bộ như FX Online – kênh giao dịch ngoại tệ giữa Chi nhánh và Phòng ALM, Mosaic, V-Treasure.

Trên đây là những công cụ được bộ phận công nghệ nghiên cứu và ứng dụng một cách hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho những giao dịch ngoại tệ nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, những rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ là một điều không thể tránh khỏi. Được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại được trang bị cơ sở vật chất tốt nhất nhưng lỗi mạng do quá tải và nâng cấp không kịp thời đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao dịch giữa các bộ phận. Dựa trên tính thống nhất và đặc thù quản lý tập trung như kinh doanh ngoại tệ, khi lệnh truyền đi giữa các đơn vị có liên quan bị trục trặc sai sót hay chậm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến: thứ nhất là chênh lệch tỷ giá mà Vietcombank phải chịu; thứ hai là tính cấp thiết của giao dịch khách hàng không được đảm bảo. Điều này nếu phát sinh liên tục và nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Vietcombank trong việc cung ứng dịch vụ khách hàng chính xác và kịp thời.

Ngoài việc theo dõi và tuân thủ giới hạn về trạng thái ngoại tệ cuối ngày thì Vietcombank chưa có một công cụ nào khác, như mô hình quản lý rủi ro VaR, để đánh giá mức tổn thất có thể xảy ra đối với một danh mục đầu tư ngoại tệ, từ đó chủ động dự đoán mức rủi cho có thể chịu được của một danh mục và điều chỉnh cho phù hợp. Hơn thế, công nghệ cập nhật sự biến động tỷ giá cho toàn hệ thống và từng chi nhánh vẫn chưa được nhanh và kịp thời. Ví dụ: tỷ giá được yết trên trang web của Vietcombank cho mỗi chi nhánh khác nhau là khác nhau, nhưng tùy theo trạng thái kinh doanh của chi nhánh mà tỷ giá cho một đồng ngoại tệ cụ

trên trang web chính lại không thể hiện sự thay đổi kịp thời đó để khách hàng nắm rõ và có sự lựa chọn thích hợp.

2.3.2. Các nhân tố bên ngoài

2.3.2.1. Chính sách NHNN

Những năm gần đây, Chính phủ vẫn theo đuổi mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì mức biến động tỷ giá ở mức thấp để tăng niềm tin vào đồng nội tệ và tiếp tục khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Vietcombank là ngân hàng hoạt động mạnh nhất trong hệ thống NHTM về kinh doanh ngoại tệ với doanh số trung bình hàng năm cao, và cũng là công cụ để NHNN gián tiếp tác động vào lượng cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Mọi động thái thay đổi trong quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ do sự tác động của tỷ giá đều tuân theo chính sách của NHNN. Trong năm 2015, NHNN tiến hành tái cấu trúc hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)