-Chính sách của NHNN:
Một khi NHNN thay đổi chính sách của mình về quản lý ngoại hối chung hay KDNT riêng, thì chính sách và qui trình quản lý rủi ro của mỗi NHTM cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ như, NHNN siết chặt chính sách tiền tệ, hạn chế sự lưu thông ngoại tệ trên thị trường, trong khi đó lượng ngoại tệ vẫn chảy về trong nước rất nhiều, nền kinh tế chưa kịp phản ứng lại chính sách, buộc các NHTM
phải chuyển đổi qui định của mình về tiền gửi ngoại tệ. Không cho phép giao dịch dưới dạng tiền gửi thanh toán và phải tồn tại dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. Tương tự cho các thủ tục để thực hiển chuyển đổi ngoại tệ để chuyển ra bên ngoài cũng được siết chặt và phức tạp hơn. Như thế, việc đưa ra một phương án quản lý rủi ro KDNT nhanh và kịp thời trước những thay đổi chính sách của NHNN là rất cần thiết.
-Những biến động kinh tế trong nước:
Đặc thù xu hướng biến động của nền kinh tế trong nước, những thay đổi liên quan đến các yếu tố vĩ mô cơ bản (như cơ chế điều hành tỷ giá, lạm phát, cán cân thương mại, tình trạng đô la hóa, thị trường phái sinh tiền tệ) của thị trường trong nước tác động đến toàn bộ quá trình thực hiện quản lý rủi ro KDNT tại ngân hàng.
Nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất trong nền kinh tế tác động chủ yếu đến quản lý rủi ro KDNT là tỷ giá. Biểu đồ thể hiện sự biến động tỷ giá càng dao động thì công tác đề ra các phương án quản lý càng trở nên khó khăn, mà nguyên nhân chính sự biến động tỷ giá chính là cơ chế điều hành tỷ giá của quốc gia đó.
Nhân tố quan trọng thứ hai là lạm phát, bởi khi lạm phát của quốc gia tăng, đồng nghĩa với việc đồng nội tệ bị giảm mức độ tin cậy, tăng cầu về ngoại tệ, đồng nội tệ bị mất giá. Sự chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia cũng là một nhân tố tác động đến sự biến động tỷ giá giữa hai đồng tiền. Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài thì sức mua của nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ, tỷ giá tăng.
Nhân tố cán cân thương mại vừa tác động đến sự biến động tỷ giá trong KDNT vừa tác động đến khả năng thanh toán của các DN XNK trong nước. Cán cân thương mại ở trạng thái dương tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm hoặc giữ vững.
Theo IMF, đô la hóa là tình trạng mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% tổng khối lượng tiền tệ mở rộng (M2) gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ
đồng USD hoặc một đồng ngoại tệ mạnh nào khác cho các giao dịch được thực hiện một cách thường xuyên và có xu hướng coi nhẹ đồng nội tệ. Điều này dẫn đến khó khăn cho NHNN khi muốn tác động vào lượng cung cầu tiền tệ của nền kinh tế để đạt mục tiêu vĩ mô của mình. Và nghiêm trọng hơn là gây ra bất ổn cho nền kinh tế, cho hệ thống ngân hàng và hoạt động của thị trường ngoại tệ.
Công cụ phái sinh tiền tệ là một trong những công cụ để thực hiện ngăn ngừa rủi ro trong quản trị rủi ro KDNT tại các NHTM, tuy nhiên về mặt lý thuyết các công cụ này phải được giao dịch trên một thị trường riêng và có quản lý. Việc hình thành và phát triển thị trường phái sinh tiền tệ chính thức và phi chính thức sẽ là nhân tố tác động đến sự thành công của quản lý rủi ro KDNT tại các NHTM.
Ngoài ra, tình hính chính trị, xã hội trong nước cũng tác động đến đường lối đề ra chính sách quản lý rủi ro chung của NHNN và việc thực hiện chúng. Chính trị, xã hội bất ổn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế quốc gia và quá trình kiểm soát phát triển kinh tế nói chung và KDNT nói riêng.
-Những biến động kinh tế thế giới:
Cho dù một quốc gia có chính sách hay qui trình quản lý rủi ro chặt chẽ đến đâu thì một biến động kinh tế ở nước ngoài cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của loại ngoại tệ tương ứng. Các yếu tố vĩ mô như lạm phát, cán cân thương mại của các nước trên thế giới ảnh hưởng trực đến tỷ giá của các đồng ngoại tệ tương ứng với các quốc gia so với VNĐ và là nhân tố không thể kiểm soát được trong quản lý rủi ro.