Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Ngoại thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 48)

2.2.1.1. Các giao dịch kinh doanh ngoại tệ

Theo quyết định số 137/QĐ-NHTMCPNT.KDNT ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2009 về quy trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ/vốn của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, kinh doanh ngoại tệ gồm giao dịch mua bán ngoại tệ và giao dịch tiền gửi/vay trên thị trường tiền tệ. Trong đó, giao dịch kinh doanh mua bán ngoại tệ bao gồm các giao dịch:

- Giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay - Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn - Giao dịch hoán đổi tiền tệ

- Giao dịch quyền chọn

- Giao dịch hợp đồng tương lai

Ngoài hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ thì Vietcombank còn kinh doanh ngoại tệ dưới hình thức cho vay và gửi ngoại tệ với các ĐCTC nhưng trong giới hạn bài nghiên cứu, bài viết sẽ không xét đến.

Đối tượng giao dịch mua bán ngoại tệ là các định chế tài chính, tổ chức kinh tế, cá nhân, các chi nhánh và công ty trực thuộc của ngân hàng

Tỷ giá thực hiện giao dịch được xác lập trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố, biên độ biến động tỷ giá qui định và phê duyệt bởi ban lãnh đạo ngân hàng, phòng KDNT sẽ xây dựng bảng tỷ giá và linh hoạt theo

Các giao dịch KDNT được thực hiện bằng các phương thức sau: -Hệ thống mạng giao dịch của Reuter hoặc Bloomberg

-Giao dịch qua Internet do đối tác NHNT cung cấp -Hệ thống Telex, Swift

-Hệ thống giao dịch nội bộ của NHNT -Hợp đồng/Thỏa thuận/xác nhận gốc -Các giao dịch khác theo thông lệ quốc tế

Thời gian giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ ngày nghĩ lễ Tết theo luật lao động quy định.

-Giao dịch mua bán ngoại tệ trong nước: từ 8h00 – đến 16h30

-Giao dịch mua bán ngoại tệ nước ngoài: theo thời gian giao dịch với đối tác trên thị trường quốc tế và phù hợp với thời gian giao dịch của ngân hàng. 2.2.1.2. Các thành tựu từ kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Với vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, và là nguồn cung ứng trao đổi ngoại tệ lớn nhất cả nước, Vietcombank luôn không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ của mình. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2009, do tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tỷ giá ngoại tệ biến động lớn, tình trạng căng thẳng ngoại tệ kéo dài, mặc dù đã bám sát thị trường và đem lại thu nhập cho Vietcombank nhưng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 vẫn giảm 14,3% so với năm 2008. Sang năm 2010 và 2011 ảnh hưởng của những biến động kinh tế thế giới vẫn còn khá mạnh làm doanh số trong hai năm này trong kinh doanh ngoại tệ vẫn giảm, cho dù thị phần so với toàn nền kinh tế cao.

Bảng 2.1 Doanh số mua bán ngoại tệ2 của Vietcombank giai đoạn 2009-2015 Đơn vị: tỷ USD Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh số 39,4 35,2 34,5 24,1 25,8 28,9 29,5 Tỷ lệ tăng trưởng -14,3% -10,7% -2,0% -32,56% 7,1% 9,8% 2,6%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm

Năm 2012, để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã ra mục tiêu tỷ lệ dao động tỷ giá không được vượt quá 3%, cộng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, sức ảnh hưởng của thị trường ngoại tệ tự do đã làm doanh số KDNT Vietcombank sụt giảm nghiêm trọng. Sau khi bắt nhịp được tình hình biến động tỷ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục, mở rộng đối tác, tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá, phát triển mạng lưới khách hàng đẩy mạnh doanh số trong các năm sau đó tăng lên liên tục (2013 là 7,1%, 2014 là 9,8%, 2015 là 2,6%)

Sau sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối cùng với chính sách kích thích xuất khẩu của NHNN, hoạt động trên thị trường ngoại tệ được đẩy mạnh đối với nền kinh tế nói chung và Vietcombank nói riêng. Doanh số mua bán ngoại tệ tại Vietcombank tăng lên trong năm 2007 và cao nhất năm 2008 với giá trị 46 tỷ USD. Sang năm 2009, dưới các bất ổn kinh tế và sự kém năng động trong công tác điều chỉnh tỷ giá giao dịch của NHNN, các tổ chức kinh tế ưa chuộng giao dịch trên thị trường tự do hơn là ngân hàng. Vì thế mà những năm kế, doanh số mua bán ngoại tệ tại Vietcombank giảm sút đáng kể và chỉ mới phục hồi trong 3 năm trở lại đây.

Khả năng đáp ứng ngoại tệ của Vietcombank so với nhu cầu của thị trường được tính dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ doanh số mua bán ngoại tệ tại ngân hàng so với tổng kim ngạch XNK trong năm của cả nước.

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank so với tổng kim ngạch XNK cả nƣớc giai đoạn 2009-2015

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Vietcombank và Tổng Cục thống kê qua các năm

Năm 2009 chịu sự tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động XNK cả nước bị giảm sút 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch XNK cũng giảm sút nghiêm trọng. Tuy vậy, thị phần thanh toán XNK qua hệ thống ngân hàng Vietcombank vẫn chiếm được vị thế 20,4% trước sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM khác. Mặc dù, doanh số thanh toán XNK của ngân hàng vẫn tăng lên qua các năm nhưng mức cạnh tranh trên thị trường tài trợ thương mại cũng ngày càng tăng, khả năng đáp ứng ngoại tệ trên thị trường có phần giảm đáng kể và thấp nhất là 8,44% trong năm 2012. Năm này, NHNN chính thức đưa ra các qui định về việc hạn chế đối tượng cho vay nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng. Những năm sau cho đến nay, Vietcombank vẫn duy trì được thị phần thanh toán XNK so với cả nước là 16% và khả năng cung ứng ngoại tệ cho XNK cả nước trung bình là 8,4%. Năm 2015, tỷ lệ giao dịch trao đổi kinh doanh ngoại tệ để tài trợ thanh toán XNK giảm dưới mức 8% là mối quan tâm của các nhà điều hành để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng này. 18.82% 15.90% 12.80% 8.44% 8.33% 8.62% 7.92% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Bảng 2.2 Lợi nhuận từ KDNT của Vietcombank giai đoạn 2009-2015 Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 KDNT giao ngay 3.786.778 4.591.129 5.543.292 2.855.304 3.052.898 2.390.591 2.968.544 KD TCPS 4.075 182.813 531.215 500.033 283.942 181.014 265.360 Tổng thu nhập 3.790.853 4.773.942 6.074.507 3.355.337 3.336.840 2.571.605 3.233.904 KDNT giao ngay 2.794.880 3.990.576 4.270.313 1.299.385 1.201.607 681.149 952.813 KD TCPS 194.162 286.121 647.775 449.987 1.181.486 730.745 1.352.441 Tổng chi phí 2.989.042 4.276.697 4.918.088 1.749.372 2.383.083 1.411.894 2.305.254 KDNT giao ngay 991.898 600.553 1.272.979 1.555.919 1.851.291 1.709.442 2.015.731 KD TCPS (190.087) (103.308) (116.560) (50.046) (897.544) (549.731) (1.087.084) Tổng lợi nhuận3 801.811 497.245 1.156.419 1.605.965 953.747 1.159.711 928.650

Trong đó, hoạt động kinh doanh tài chính phái sinh rất kém và đem lại những khoản lỗ so với hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay. Nguyên nhân là thị trường Việt Nam còn chậm phát triển, khái niệm và quan điểm sử dụng tài chính phái sinh vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn hạn hẹp, cộng với thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và chọn giá các hợp đồng, đã đem lại những con số xấu trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Bảng 2.3 Giá trị các hợp đồng công cụ phái sinh của Vietcombank giai đoạn 2009-2015 Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 HĐ hoán đổi ngoại tệ 3.670.400 785.568 2.678.869 11.506.397 9.302.023 8.171.486 8.944.244 HĐ kỳ hạn ngoại tệ - 145.704 1.564.226 17.968.332 10.817.048 8.168.235 7.784.153

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank qua các năm

Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã phát triển tại Vietcombank qua các năm từ 2009 đến 2015. Giá trị hợp đồng hoán đổi ngoại tệ và kỳ hạn ngoại tệ khá cao cho thấy rằng hầu hết các hợp đồng phái sinh tiền tệ được ký kết đều là những khách hàng lớn, có quan tâm đến công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhưng so với lợi nhuận mà giao dịch này đem lại như bảng 2.3 thì còn thấp. Nguyên nhân là do các bộ phận quyết định và tác nghiệp đã không tính toán được các chi phí sản phẩm thích hợp, dự đoán biến động tỷ giá tại thời điểm đáo hạn hợp đồng với tỷ giá thị trường không chính xác đã đem về cho Vietcombank các khoản lỗ đáng kể.

2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Ngoại thương Việt Nam

2.2.2.1. Xác định mục tiêu kinh doanh

Với lịch sử lâu đời về kinh doanh ngoại tệ, so với các NHTM khác Vietcombank luôn dẫn đầu về tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ trên lợi nhuận chung của ngân hàng.

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận sau thuế của Vietcombank giai đoạn 2009-2015

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank qua các năm

Xuất phát từ thế mạnh về nguồn ngoại tệ mức độ lợi nhuận do KDNT đem lại cho toàn ngân hàng cao nên các nhà điều hành chính sách, luôn đặt mục tiêu phát triển và đảm bảo rủi ro cho hoạt động này vô cùng quan trọng bên cạnh đảm bảo rủi ro tín dụng. Theo đó, Vietcombank theo đuổi chiến lược hoạt động cho năm 2016 là:

Tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trên thị trường ngoại hối, và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Gia tăng thị phần TTQT-TTTM thông qua tăng cường phát triển khách hàng FDI, doanh nghiệp vệ tin phục vụ FDI. Sử dụng đồng bộ công cụ lãi suất, tỷ giá tăng khả năng cạnh

20.51% 10.28% 27.55% 33.63% 31.24% 29.33% 29.49% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

dự án, cơ quan quản lý để thúc đẩy việc giao Vietcombank làm ngân hàng phục vụ dự án ODA, góp phần nâng cao doanh số mua bán ngoại tệ, và thị phần xuất nhập khẩu của Vietcombank (Vietcombank 2015). 2.2.2.2. Xây dựng chuẩn mực quản lý kinh doanh ngoại tệ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ dựa trên những qui định chung của NHNN, cụ thể là bám sát chỉ thị và quyết định liên quan đến hoạt động ngoại hối. Có 03 lần thay đổi lớn nhất về quản lý ngoại hối của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội qua Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh Ngoại hối 06/2013/UBTV QH13 ngày 18/03/2013 bổ sung và các quyết định, thông tư về việc thực hiện giao dịch ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư 15/2015/TT- NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đã ảnh hưởng lớn đến những chính sách thực hiện kinh doanh ngoại tệ nói chung và quản lý kinh doanh ngoại tệ nói riêng.

Các văn bản hiện đang được áp dụng để quản lý rủi ro KDNT tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam như sau:

-Quyết định 1037/QĐ.NHNT-KDNT ngày 03/10/2006 về mua bán và điều hòa ngoại tệ trong hệ thống NHNT Việt Nam.

-Quyết định 1149/QĐ-VCB.TH&CDKT ngày 05/10/2015 quy định về thực hiện quản lý ngoại hối đối với các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống. Quyết định này quy định đối tượng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng; những mục đích thanh toán, chuyển khoản, mua ngoại tệ đúng quy định của pháp luật; các giấy tờ thủ tục cần xuất trình khi giao dịch.

-Quyết định 534/QĐ-HĐQT-THCĐKT ngày 23/06/2015 về việc Ban hành quy chế mở, sử dụng và quản lý tài khoản tiền gửi trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Quyết định 137/QĐ-NHTMCPNT.KDNT ngày 02/04/2009 quy định về viện ban hành quy trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ/ vốn của NHTMCP Ngoại

thương Việt Nam, tại bộ phận giao dịch của chi nhánh hoạt động mua bán ngoại tệ được thực hiện như sau:

+ Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng:  Giao dịch viên:

o Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về việc chuyển đổi ngoại tệ/VNĐ hoặc ngoại tệ/ngoại tệ;

o Kiểm tra tính chính xác giữa giấy đề nghị mua/bán ngoại tệ của khách hàng với các giấy tờ, chứng từ cần thiết liên quan đến việc giao dịch ngoại tệ theo qui định hiện hành (Chủ yếu dựa vào pháp lệnh quản lý ngoại hối của NHNN);

o Chào giá giao dịch (tỷ giá);

o Chọn phương thức giao dịch;

o Nhập yêu cầu vào hệ thống.

 Kiểm soát viên: kiểm tra hạn mức của đối tác, duyệt lệnh và ký tên trên Deal giao dịch hoặc hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch trong hạn mức qui định đối với KSV. Nếu phát hiện thông tin do GDV hạch toán trên hệ thống bị sai, KSV có quyền từ chối duyệt và trả lại lệnh cho GDV sửa chữa.

 Lãnh đạo phòng: kiểm tra, duyệt giao dịch và ký tên Deal giao dịch hoặc hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch.

Vào đầu ngày làm việc, thanh toán viên sẽ chấm đối chiếu các giao dịch đến hạn trong ngày và báo cáo.

+ Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ nội bộ:

 Khi Chi nhánh mua bán chuyển đổi ngoại tệ/VNĐ, ngoại tệ/ngoại tệ với giá trị từ 20.000 USD trở lên (hạn mức này sẽ được BLĐ phê chuẩn tùy theo tình hình thị trường trên cơ sở đề xuất của P.KDNT), giao dịch viên sẽ thực hiện, KSV hoặc lãnh đạo phòng sẽ duyệt và chuyển sang P.KTV hạch toán.

o Duyệt giao dịch trên hệ thống;

o Ký xác nhận trên phiếu giao dịch.

 Khi Chi nhánh mua bán chuyển đổi ngoại tệ/VNĐ, ngoại tệ/ngoại tệ với giá trị dưới 20.000 quy USD, giao dịch viên trực tiếp gởi điện đến P.KTV đề nghị hạch toán theo tỷ giá công bố.

Ngoài rủi ro về tỷ giá thì kinh doanh ngoại tệ còn gặp phải những rủi ro về hoạt động. Ví dụ như: Cá nhân chuyển tiền học phí cho du học sinh nước ngoài, đến Vietcombank mua ngoại tệ và chuyển khoản cho trường. Theo biểu phí hiện hành, người chuyển sẽ phải trả các khoản phí như điện phí (tính trên một lần chuyển) và phí dịch vụ Vietcombank là 0,165% trên tổng số tiền chuyển đi (trong đó, mức Min là 5,5USD, Max là 165USD), tuy nhiên do có một số ngân hàng nhận không phải là đại lý của Vietcombank thì phải đi qua một số ngân hàng trung gian và phải trả phí cho những ngân hàng này, khi khách hàng lựa chọn trả phí cho những NH trung gian này thì vẫn chưa đảm bảo được người nhận sẽ nhận đúng số tiền theo mong muốn. Bởi ngoài thỏa thuận của NH trung gian với Vietcombank về giao dịch này thì các NH này lại phát sinh những thỏa thuận khác với NH hưởng mà về phía Vietcombank không hề biết thông tin, kết quả là sau khi đã trả hết phí mà Vietcombank thông báo, khách hàng còn bị tính phí thêm một lần nữa ở phía đầu nhận. Và điều này làm mất uy tín cũng như mức độ tin cậy của Vietcombank đối với khách hàng. Nguyên nhân chính là do trong các thỏa thuận về hợp tác của Vietcombank với các ngân hàng đại lý làm trung gian cho việc chuyển tiền nước ngoài không có thỏa thuận về việc cung cấp thông tin liên quan đến thỏa thuận khác đối với bên thứ ba liên quan tới giao dịch và bất cân xứng về mặt thông tin liên quan đến giao dịch quốc tế. Việc xây dựng một chuẩn mực thực hiện giao dịch chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến những rủi ro hoạt động có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh ngoại tệ, gây ảnh hưởng nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)