Kinh nghiệm quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42)

Chiến lược trong công tác quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại Deustche Bank là sử dụng công cụ báo cáo các chỉ số rủi ro KRI (Key Risk Indicators) định lượng hóa rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Theo đó, ngân hàng này sử dụng phương pháp tiếp cận AMA (Advanced Measurement Approach) để kết hợp các kết quả từ chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng tính toán khả năng xảy ra rủi ro.

Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh ngoại tệ:

Sự cố Chỉ số đo lƣờng rủi ro (KRI)

Gian lận Số lượng vụ gian lận nội bộ Số lượng vụ gian lận bên ngoài

Khiếu nại và tranh chấp của khách hàng

Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp Số lượng khiếu nại vượt quá X ngày

Các vị trí bỏ trống Tỷ lệ phần trăm vị trí nhân viên bị bỏ trống Số lượng các vị trí được bỏ trống trong X ngày

Lỗi sai sót Số lượng tiền mặt thiếu thừa

Xử lý các giao dịch Khối lượng giao dịch

Số nợ quá hạn trong quá trình chờ xử lý

Công nghệ thông tin Số lượng và thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch Số lượng và thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch

Vi phạm qui định Số vi phạm, cảnh báo những vi phạm theo qui định của cơ quan, luật pháp

Nguồn: KPMG International 2007 (Trích trong Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên 2009)

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, bài luận đã trình bày được tổng quan về quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại NHTM, đi từ khái niệm kinh doanh ngoại tệ, đến những rủi ro phát sinh trong giao dịch, phân tích các nguyên nhân tác động đến mức độ rủi ro và các chỉ tiêu đo lường cụ thể. Qua đó, chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nhận thấy được vai trò của quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng.

Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, tự do luân chuyển vốn và thúc đẩy giao dịch thương mại quốc tế phát triển. Từ đó, vai trò của giao dịch kinh doanh mua bán ngoại tệ càng được khẳng định đối với các hoạt động của nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Và đặc biệt qua kênh kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM, NHNN cũng thực hiện được tốt mục tiêu điều chỉnh nguồn ngoại tệ của mình. Qua chương này, tác giả cũng đề cập đến những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến rủi ro trong giao dịch này và đề cao công tác quản lý rủi ro thông qua việc thống kê đầy đủ các quan niệm và công cụ để quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Đây là nền tảng cho việc xem xét, đánh giá kết hợp với thực trạng xảy ra tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để tìm ra phương pháp quản lý phù hợp nhất.

Cuối cùng, để góp phần chọn hướng đi đúng cho ngân hàng để có công tác quản lý rủi ro tốt, bài viết đã đưa vào một số bài học và kinh nghiệm ở một số ngân hàng.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ NHTMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Ngoại thương Việt

Nam

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 02 tháng 6 năm 2008, Vietcombank chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN số 138/GP – NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày 02/6/2008.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Hoạt động như một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh doanh ngoại tệ phái sinh.

Ngày 31 tháng 03 năm 2013, Vietcombank đã chính thức công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới với thông điệp truyền thông “Chung niềm tin vững tương lai” cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới tương lai với quyết tâm không ngừng đổi mới.

Hiện Vietcombank có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài

nước. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Vietcombank là một tổ chức tài chính của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nên cơ cấu tổ chức của Vietcombank có những nét tương đồng với các ngân hàng thương mại nhà nước khác.

 Cơ quan quyền lực cao nhất của VCB là Hội đồng Quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

 Ủy ban giúp việc cho Hội đồng quản trị là Ủy ban quản lý rủi ro: nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể, số lượng và tiêu chuẩn của các thành viên của các ủy ban này do Hội đồng quản trị quyết định phù hợp với quy định của Pháp luật.

 Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng, do Hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

 Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc/Phó Giám đốc khối, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng, ban chức năng tại trụ sở chính của Ngân hàng và người quản lý khác do Tổng Giám đốc thuê, ký hợp đồng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc sa thải.

 Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây

Sau hơn 50 năm hoạt động trong ngành ngân hàng, tổng tài sản Vietcombank đạt được 674.385 tỷ đồng. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ bán lẻ, kinh doanh thẻ được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đầu năm đề ra và hoàn thành tốt, vượt chỉ tiêu đưa Vietcombank phát triển vượt bậc so với ngân hàng thương mại khác. Tổng kết nhiều năm nỗ lực kinh doanh của các nhà lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên, Vietcombank liên tiếp đạt được lợi nhuận, đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 lợi nhuận trước thuế sau dự phòng là 5.876 tỷ đồng tăng 2,32% so với năm 2013. Bên cạnh những công tác nhằm nâng cao các chỉ số tăng trưởng lợi nhuận, Vietcombank trong những năm trở lại đây, đẩy mạnh kiểm soát nợ xấu, đảm bảo các hệ số an toàn, chú trọng quản lý rủi ro tín dụng. Số dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2014 là 7.459 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 2,31% giảm 0,42% so với năm 2013. Trong năm 2015 được xem là năm thành công của Vietcombank so với toàn ngành với tổng giá trị tài sản đạt 674.395 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6.872 tỷ đồng, đẩy mạnh tăng trưởng huy động lẫn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ còn 1,84%.

Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Năm 2009 được xem là năm lịch sử của Vietcombank khi cổ phiếu của ngân hàng lần đầu được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Điều này đã tạo một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của ngân hàng. Từ năm 2009 đến 2015, Vietcombank luôn đạt được lợi nhuận dương và đạt giá trị cao. Tuy có sự biến động tăng, giảm qua các năm nhưng nhìn chung lợi nhuận sau thuế của Vietcombank vẫn có xu hướng tăng.

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.2.1. Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1.1. Các giao dịch kinh doanh ngoại tệ

Theo quyết định số 137/QĐ-NHTMCPNT.KDNT ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2009 về quy trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ/vốn của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, kinh doanh ngoại tệ gồm giao dịch mua bán ngoại tệ và giao dịch tiền gửi/vay trên thị trường tiền tệ. Trong đó, giao dịch kinh doanh mua bán ngoại tệ bao gồm các giao dịch:

- Giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay - Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn - Giao dịch hoán đổi tiền tệ

- Giao dịch quyền chọn

- Giao dịch hợp đồng tương lai

Ngoài hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ thì Vietcombank còn kinh doanh ngoại tệ dưới hình thức cho vay và gửi ngoại tệ với các ĐCTC nhưng trong giới hạn bài nghiên cứu, bài viết sẽ không xét đến.

Đối tượng giao dịch mua bán ngoại tệ là các định chế tài chính, tổ chức kinh tế, cá nhân, các chi nhánh và công ty trực thuộc của ngân hàng

Tỷ giá thực hiện giao dịch được xác lập trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố, biên độ biến động tỷ giá qui định và phê duyệt bởi ban lãnh đạo ngân hàng, phòng KDNT sẽ xây dựng bảng tỷ giá và linh hoạt theo

Các giao dịch KDNT được thực hiện bằng các phương thức sau: -Hệ thống mạng giao dịch của Reuter hoặc Bloomberg

-Giao dịch qua Internet do đối tác NHNT cung cấp -Hệ thống Telex, Swift

-Hệ thống giao dịch nội bộ của NHNT -Hợp đồng/Thỏa thuận/xác nhận gốc -Các giao dịch khác theo thông lệ quốc tế

Thời gian giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ ngày nghĩ lễ Tết theo luật lao động quy định.

-Giao dịch mua bán ngoại tệ trong nước: từ 8h00 – đến 16h30

-Giao dịch mua bán ngoại tệ nước ngoài: theo thời gian giao dịch với đối tác trên thị trường quốc tế và phù hợp với thời gian giao dịch của ngân hàng. 2.2.1.2. Các thành tựu từ kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Với vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, và là nguồn cung ứng trao đổi ngoại tệ lớn nhất cả nước, Vietcombank luôn không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ của mình. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2009, do tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tỷ giá ngoại tệ biến động lớn, tình trạng căng thẳng ngoại tệ kéo dài, mặc dù đã bám sát thị trường và đem lại thu nhập cho Vietcombank nhưng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 vẫn giảm 14,3% so với năm 2008. Sang năm 2010 và 2011 ảnh hưởng của những biến động kinh tế thế giới vẫn còn khá mạnh làm doanh số trong hai năm này trong kinh doanh ngoại tệ vẫn giảm, cho dù thị phần so với toàn nền kinh tế cao.

Bảng 2.1 Doanh số mua bán ngoại tệ2 của Vietcombank giai đoạn 2009-2015 Đơn vị: tỷ USD Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh số 39,4 35,2 34,5 24,1 25,8 28,9 29,5 Tỷ lệ tăng trưởng -14,3% -10,7% -2,0% -32,56% 7,1% 9,8% 2,6%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm

Năm 2012, để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã ra mục tiêu tỷ lệ dao động tỷ giá không được vượt quá 3%, cộng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, sức ảnh hưởng của thị trường ngoại tệ tự do đã làm doanh số KDNT Vietcombank sụt giảm nghiêm trọng. Sau khi bắt nhịp được tình hình biến động tỷ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục, mở rộng đối tác, tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá, phát triển mạng lưới khách hàng đẩy mạnh doanh số trong các năm sau đó tăng lên liên tục (2013 là 7,1%, 2014 là 9,8%, 2015 là 2,6%)

Sau sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối cùng với chính sách kích thích xuất khẩu của NHNN, hoạt động trên thị trường ngoại tệ được đẩy mạnh đối với nền kinh tế nói chung và Vietcombank nói riêng. Doanh số mua bán ngoại tệ tại Vietcombank tăng lên trong năm 2007 và cao nhất năm 2008 với giá trị 46 tỷ USD. Sang năm 2009, dưới các bất ổn kinh tế và sự kém năng động trong công tác điều chỉnh tỷ giá giao dịch của NHNN, các tổ chức kinh tế ưa chuộng giao dịch trên thị trường tự do hơn là ngân hàng. Vì thế mà những năm kế, doanh số mua bán ngoại tệ tại Vietcombank giảm sút đáng kể và chỉ mới phục hồi trong 3 năm trở lại đây.

Khả năng đáp ứng ngoại tệ của Vietcombank so với nhu cầu của thị trường được tính dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ doanh số mua bán ngoại tệ tại ngân hàng so với tổng kim ngạch XNK trong năm của cả nước.

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank so với tổng kim ngạch XNK cả nƣớc giai đoạn 2009-2015

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Vietcombank và Tổng Cục thống kê qua các năm

Năm 2009 chịu sự tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động XNK cả nước bị giảm sút 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch XNK cũng giảm sút nghiêm trọng. Tuy vậy, thị phần thanh toán XNK qua hệ thống ngân hàng Vietcombank vẫn chiếm được vị thế 20,4% trước sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM khác. Mặc dù, doanh số thanh toán XNK của ngân hàng vẫn tăng lên qua các năm nhưng mức cạnh tranh trên thị trường tài trợ thương mại cũng ngày càng tăng, khả năng đáp ứng ngoại tệ trên thị trường có phần giảm đáng kể và thấp nhất là 8,44% trong năm 2012. Năm này, NHNN chính thức đưa ra các qui định về việc hạn chế đối tượng cho vay nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng. Những năm sau cho đến nay, Vietcombank vẫn duy trì được thị phần thanh toán XNK so với cả nước là 16% và khả năng cung ứng ngoại tệ cho XNK cả nước trung bình là 8,4%. Năm 2015, tỷ lệ giao dịch trao đổi kinh doanh ngoại tệ để tài trợ thanh toán XNK giảm dưới mức 8% là mối quan tâm của các nhà điều hành để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng này. 18.82% 15.90% 12.80% 8.44% 8.33% 8.62% 7.92% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Bảng 2.2 Lợi nhuận từ KDNT của Vietcombank giai đoạn 2009-2015 Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 KDNT giao ngay 3.786.778 4.591.129 5.543.292 2.855.304 3.052.898 2.390.591 2.968.544 KD TCPS 4.075 182.813 531.215 500.033 283.942 181.014 265.360

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)