Giải pháp liên quan đến công cụ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 80 - 84)

- Công cụ xác định giới hạn rủi ro VaR

Như đã nêu ở phần 1.2.3 một trong những công cụ đang được các NHTM sử dụng và đánh giá cao về tính hiệu quả của nó trong việc quản lý rủi ro KDNT, đó là xác định giá trị chịu rủi ro bằng mô hình VaR.

Ví dụ: tại thời điểm ngày 01 tháng 03 năm 2016 danh mục kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank gồm các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn (giả sử tỷ giá kỳ hạn được tính gần bằng với tỷ giá chuyển khoản giao ngay).

+ Hợp đồng bán 100.000 USD kỳ hạn 1 tháng + Hợp đồng mua 5.000 EUR kỳ hạn 1 tháng

+ Hợp đồng mua 2.000.000 JPY kỳ hạn 1 tháng + Hợp đồng bán 20.000 AUD kỳ hạn 1 tháng

Bảng 3.8 Biểu tỷ giá đƣợc niêm yết tại Hội sở chính Vietcombank ngày 01 tháng 03 năm 2016

Đơn vị: VNĐ

Nguồn: Biểu tỷ giá Vietcombank Giá trị của danh mục đầu tư ngoại tệ:

100.000*22.650 – 5.000*24.123,43 + 10.000*30.972,39 – 2.000.000*196,37 + 20.000*15.926,88 = 2.379.904.350 VNĐ

Bảng 3.9 Kết quả tính suất sinh lời bình quân của danh mục

Đơn vị: %

USD EUR JPY GBP AUD µp

Tỷ trọng 95,17 -5,074 13,01 -16,05 13,38

Suất sinh lời trung bình của ngoại tệ

-0,01 0,01 0 -0,02 0,01

Suất sinh lời trung bình của danh mục

-0,009

Mã ngoại tệ Tỷ giá mua chuyển khoản

USD 22.650,00

EUR 24.123,43

GBP 30.972,39

JPY 196,37

Nguồn: Thống kê từ số liệu tỷ giá niêm yết tại Vietcombank trong năm 2015 (Phụ lục 3)

Dựa vào công thức tính VaR như phần chương 1, ta tính được VaR của danh mục đầu tư ngoại tệ trên với mức độ tin cậy 95% là 744.103.655 VNĐ (Phục lục 3). Điều này có nghĩa là, đối với cơ cấu danh mục đầu tư ngoại tệ như giả thuyết thì xác suất 95% Vietcombank sẽ chịu giá trị thua lỗ lớn nhất trong ngày 02 tháng 03 năm 2016 là 744.103.655 đồng khi có sự biến động tỷ giá theo cùng xu hướng biến động trong lịch sử năm 2015. Theo đó, cân đối với tỷ lệ dự phòng rủi ro chung của toàn bộ hoạt động ngân hàng, các nhà kinh doanh có thể điều chỉnh tỷ lệ thành phần các loại ngoại tệ tham gia vào danh mục đầu tư, hoặc dự toán được mức rủi ro tối đa có thể gặp phải để có kế hoạch kinh doanh cho tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều rằng bất kỳ công cụ nào cũng có một mức độ chính xác riêng của nó. Thay vì, chúng ta tin vào 95% hay 99% các khoản lỗ xảy ra không vượt quá con số VaR đã tính, chúng ta nên xem ý nghĩa của việc sẽ có 5% hay 1% trường hợp sẽ xảy ra con số thua lỗ cao hơn mức ngân hàng có thể chịu đựng và ngân hàng sẽ phải làm gì để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Những trường hợp như vậy rất ít khi xảy ra nhưng không hẳn là không thể xảy ra nên khi ứng dụng mô hình này chúng ta cần lưu ý.

Sau khi nhận diện được rủi ro liên quan đến KDNT bằng công cụ VaR như trên, các nhà quản trị thường kết hợp sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, công cụ ngoại tệ phái sinh như kỳ hạn hoặc quyền chọn và cách này được nhà điều hành Goldman Sachs (Mỹ) sử dụng rất thành công.

Vấn đề quản trị rủi ro luôn là một nỗi lo cho tất cả các ngân hàng trên thế giới, và nó phải được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống. Goldman Sachs được xem là ngân hàng chống đỡ thành công nhất trước cơn bão tài chính nhờ đưa quản trị rủi ro vào nét văn hóa của công ty. Họ đã xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh rằng “bạn chỉ kiếm được tiền khi bạn sẵn sàn chấp nhận được rủi ro”, từ đó họ luôn tạo ra môi trường làm việc đầy cạnh tranh và rủi ro

từng cán bộ nhân viên về tất thẩy những vấn đề rủi ro liên quan đến công việc của họ và nhấn mạnh đây không phải là vấn đề của riêng cấp điều hành. Ngân hàng này có nhiều cách thức để đo lường rủi ro nhưng họ đặc biệt chú trọng sử dụng công cụ VaR để tính toán cho mức chịu đựng rủi ro của mình trong hoạt động tín dụng cũng như trong KDNT (Dominic Elliott 2010). Và vì thành công trong kinh doanh khi họ ứng dụng mô hình này đã khiến họ không ngừng cải thiện, nghiên cứu và hoàn chỉnh hơn nữa các yếu tố và khảo sát tính chính xác của mô hình VaR để có thể đưa ra những phương án quản trị phù hợp.

- Công cụ hạn mức (Position Limits)

Hiện nay, Vietcombank chưa có một qui định về một hạn mức kinh doanh ngoại tệ cụ thể, chỉ có qui định hạn mức quyền phê duyệt số lượng ngoại tệ được giao dịch tại chi nhánh. Sự cần thiết phải thiết lập hạn mức kinh doanh cho từng phòng ban để tránh rủi ro liên quan đến con người. Theo đó, hiện nay có ba phòng là Dịch vụ khách hàng, Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng bán lẻ sẽ là phòng tiếp cận, xem xét mục đích giao dịch ngoại tệ phù hợp và thỏa thuận tỷ giá với khách hàng, sau đó báo cho Phòng kế toán tổng hợp để lấy được tỷ giá có lợi. Như thế sẽ xảy ra trường hợp, một trong ba phòng sẽ có những lợi ích khác nhau trong việc kinh doanh ngoại tệ và tranh nhau chạy các chỉ tiêu về kinh doanh ngoại tệ, ảnh hưởng đến công tác mua bán ngoại tệ chung của chi nhánh. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro liên quan đến một khách hàng riêng lẻ cần cấp hạn mức kinh doanh ngoại tệ cho các phòng ban. Đối tượng ưu tiên chiếm tỷ trọng cao nhất là phòng Khách hàng doanh nghiệp, tiếp theo là phòng Khách hàng bán lẻ, sau cùng là phòng Dịch vụ khách hàng.

Mặt khác để phòng ngừa rủi ro thị trường quốc tế ảnh hưởng đến biến động tỷ giá giao dịch, cần thiết lập hạn mức cho mỗi loại tiền tệ được kinh doanh. Tuy cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhưng mỗi loại đồng tiền có mức độ ưa chuộng khác nhau, và mức độ dao động khác nhau. Nên Vietcombank bên cạnh việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả cần có mức giới hạn cho mỗi loại tiền tệ cho phù hợp với thị trường. Ví dụ: hiện nay đồng USD là đồng ngoại tệ được

giao dịch mạnh trên thị trường, và mặc nhiên chiếm một tỷ trọng lớn trong danh mục KDNT, tiếp sau đó là đồng EUR. Tuy nhiên, với chính sách tiếp cận thị trường hàng hóa Châu Á (đa phần là Trung Quốc, Singapore) như các doanh nghiệp trong nước hiện nay và tình hình chính trị bất ổn ở khu vực Trung Đông, các ngân hàng đã dịch chuyển dần cơ cấu danh mục KDNT sang đồng CNY và SGD.

- Công cụ sản phẩm phái sinh ngoại tệ

Thị trường phái sinh ngoại tệ cho phép các ngân hàng giảm thiểu rủi ro kinh doanh ngoại tệ của mình, chuyển giao rủi ro ấy cho những đối tượng sẵn sàng chấp nhận rủi ro và trả phí. Tuy nhiên, thị trường phái sinh ở thị trường Việt Nam chưa năng động, với cương vị là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng về kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank nên tiên phong đẩy mạnh các sản phẩm phái sinh ngoại tệ bắt đầu từ triển khai giao dịch kỳ hạn (từ kỳ hạn ngắn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng đến kỳ hạn dài 1 năm), sau đó là các quyền chọn với mức phí ban đầu thấp. Do diễn biến tỷ giá hiện nay do NHNN quản lý trong một biên độ nhất định nên nhu cầu mua các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá chưa được các DN chú trọng nên mức phí ban đầu sẽ thấp và tiếp thị dần dần để các DN biết đến khái niệm và ý nghĩa của các hợp đồng phái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 80 - 84)