Giải pháp liên quan đến nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 88 - 89)

Yếu tố con người luôn là yếu tố hàng đầu trong việc tạo nên hiệu quả của mọi công việc. Trong quản lý rủi ro KDNT cũng không ngoại lệ, các công cụ quản lý, các qui định, qui trình sẽ trở nên không còn giá trị nếu thiếu việc quản trị con người. Nắm được điểm mấu chốt này, Vietcombank luôn cố gắng để xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp và kỹ năng cao nhất trong công việc tuy nhiên vẫn luôn là không đủ nếu thiếu quá trình theo dõi và rèn luyện. Cần thiết hơn nữa việc tăng cường các khóa huấn luyện, đào tạo về chuyên môn kinh doanh ngoại tệ phù hợp với những đổi mới trên thị trường thế giới. Theo đó, nhấn mạnh ở mỗi cán bộ thực hiện KDNT nguyên tắc tuân thủ những qui định chung được quốc tế hóa trong giao dịch để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các giao dịch ngoại tệ trong và ngoài nước. Hơn nữa, giai đoạn kinh tế ngày càng phát triển và các rủi ro liên quan đến con người ngày càng cao, những chiêu trò lừa đảo, rửa tiền thường xuyên diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại trong và ngoài nước. Vì thế, hơn ai hết đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động KDNT của ngân hàng phải được thường xuyên bổ sung kiến thức và trình độ cao để nhận biết được rủi ro và xử lý tốt nhất những vấn đề có thể xảy ra.

Tổ chức những buổi trao đổi giữa cán bộ Vietcombank với các chuyên gia kinh tế để nắm được xu hướng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn gần và dự đoán chiều hướng phát triển trong tương lai theo chủ trương của NHNN. Để từ đó, Vietcombank xác lập những phương án kinh doanh có lợi và hạn chế được rủi ro.

quản lý rủi ro KDNT đang được ứng dụng tại các NHTM khác trong và ngoài nước. Đúc kết những kinh nghiệm, bài học đáng giá để áp dụng vào mô hình quản lý của Vietcombank một cách tốt nhất. Đặc biệt, chú trọng đến vấn đề nhận thức của nhân viên về vai trò và nhiệm vụ của việc nhận diện và hạn chế những rủi ro nhỏ nhất có thể xảy ra góp phần ổn định hoạt động kinh doanh chung cho toàn hệ thống.

Thiết lập lại sơ đồ tổ chức quản lý rủi ro chuyên biệt về KDNT từ cấp trung ương đến cấp Chi nhánh để phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận và quản trị dưới sự giám sát thường xuyên và chặt chẽ hơn. Theo đó, nhất thiết phải có người phụ trách riêng cho hoạt động KDNT thường xuyên đối soát kết quả kinh doanh, mức độ tuân thủ các qui định hiện hành, báo cáo những rủi ro có thể phát sinh và đang diễn ra tại các đơn vị cơ sở, đề xuất những phương án quản lý ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 88 - 89)