Bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, giá dầu thô tăng kéo theo lạm phát của các nước đều tăng, cộng tình hình bất ổn chính trị ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông những năm gần đây liên tục dậy sóng cũng ảnh hưởng không ít đến kinh tế. Nhiều nước Châu Á cũng chịu chung số phận tỷ lệ lạm phát cao trong năm 2008, sau đó dần phục hồi vào những năm kế tiếp. Tuy nhiên, tùy
theo đặc thù riêng của từng quốc gia mà tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2009-2015 biến động rất phức tạp.
Bảng 2.7 Tỷ lệ lạm phát của một số nƣớc Châu Á giai đoạn 2009-2015
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung Quốc -0,7% 3,3% 5,4% 2,7% 2,6% 2% 1,4% Hàn Quốc 2,8% 3% 4% 2,2% 1,3% 1,3% 0,7% Ấn Độ 10,9% 12% 8,9% 9,3% 10,9% 6,4% 5,9% Campuchia -0,7% 4% 5,5% 2,9% 2,9% 3,9% 1,2% Thái Lan -0,8% 3,3% 3,8% 3% 2,2% 1,9% -0,9% Myanmar 1,5% 7,7% 5% 1,5% 5,5% 5,5% Chưa có Nguồn: Data.worldbank.org
Theo báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2015” do Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/2014 dự đoán kinh tế thế giới năm 2015 và năm 2016 sẽ lần lượt tăng trưởng 3,1% và 3,3%, sau khi tính toán tăng khoảng 2,6% vào năm 2014. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hai năm tới là 7% và 6,8%. Kinh tế của các nước phát triển sẽ tiếp tục thể hiện sự khác biệt: Kinh tế Mỹ năm 2015 và năm 2016 sẽ lần lượt tăng trưởng 2,8% và 3,1%. Triển vọng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) không thật lạc quan, nhiều nước Eurozone đang lơ lửng bên bờ suy thoái. Tuy nhiên, so với thị trường Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng đang dần chậm lại thì thị trường Ấn Độ lại rất sôi động và trao đổi thương mại dày đặc. Các nước khác trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất, hạn chế kỳ vọng lạm phát như Phillipine, Mông Cổ, Indonesia, Malaysia đã làm giảm năng lực sản xuất trong nước và tăng nhập khẩu. Sự biến động kinh tế ở các quốc gia trên thế giới có giao thương thường xuyên với Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn danh mục đầu tư KDNT phù hợp. Về quy định giới hạn kinh doanh cho từng loại ngoại tệ cũng được thiết lập lại.
Kết luận chƣơng 2
Sau ảnh hưởng nghiêm trọng của nền kinh tế thế giới các nước Châu Á trong đó có Việt Nam cũng chịu những tổn thất nặng nề, tình trạng lạm phát cao cũng còn là nỗi lo của các nhà hạch định chính sách. Năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao hơn 18%, chỉ có những năm sau đó mới giảm xuống tương đối. Hơn thế, dưới đánh giá của các tổ chức thế giới tình trạng đô la hóa ở Việt Nam vẫn ở mức cao mặc cho những nỗ lực của các cấp điều hành kinh tế hạn chế tính thanh khoản của đồng Đô la, tăng tính thanh khoản của đồng nội tệ, điều phối nguồn ngoại tệ ra vào nước để cân bằng lại tỷ lệ đồng ngoại tệ giao dịch trong nước qua các qui định về lãi suất và tỷ giá. Mặt khác, chế độ điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ chuyển đổi từ chế độ tỷ giá cố định có điều tiết sang chế độ tỷ giá thả lỏng có điều tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động KDNT. Những điều trên cho thấy, với tình hình kinh tế hiện tại thì công cuộc quản lý rủi ro cho KDNT đối với các NHTM nói chung và NHTMCP Ngoại thương nói riêng là một thách thức vô cùng lớn. Dựa trên những số liệu được thể hiện ở phần 2.2 thì doanh số KDNT tại Vietcombank rất lớn và chiếm thị phần cao nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức kinh tế và các định chế tài chính cả nước. Tuy nhiên, so với qui mô đáp ứng mảng KDNT cho toàn nền kinh tế như phần này thì ở phần 2.3 đã thể hiện được những hoạt động trong quản lý rủi ro KDNT của Vietcombank chưa cao để đảm bảo hoạt động chung cho hệ thống được đảm bảo một cách khoa học và hiệu quả trước những thay đổi của thị trường. Hiện nay, Vietcombank chỉ áp dụng những công nghệ lâu đời về quản lý KDNT như thiết lập giới hạn và trạng thái ngoại tệ theo qui định của NHNN, bước đầu phát triển các công cụ tài chính phái sinh nhưng chưa được áp dụng nhiều. Vietcombank cần nâng cao hơn nữa hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro, cũng như những công cụ thiết yếu để quản lý rủi ro KDNT trước định hướng lâu dài của NHNN về việc tự do hóa nguồn ngoại tệ, thả lỏng tỷ giá.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TRONG NHTMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp