Xác định mục tiêu kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 54)

Với lịch sử lâu đời về kinh doanh ngoại tệ, so với các NHTM khác Vietcombank luôn dẫn đầu về tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ trên lợi nhuận chung của ngân hàng.

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận sau thuế của Vietcombank giai đoạn 2009-2015

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank qua các năm

Xuất phát từ thế mạnh về nguồn ngoại tệ mức độ lợi nhuận do KDNT đem lại cho toàn ngân hàng cao nên các nhà điều hành chính sách, luôn đặt mục tiêu phát triển và đảm bảo rủi ro cho hoạt động này vô cùng quan trọng bên cạnh đảm bảo rủi ro tín dụng. Theo đó, Vietcombank theo đuổi chiến lược hoạt động cho năm 2016 là:

Tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trên thị trường ngoại hối, và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Gia tăng thị phần TTQT-TTTM thông qua tăng cường phát triển khách hàng FDI, doanh nghiệp vệ tin phục vụ FDI. Sử dụng đồng bộ công cụ lãi suất, tỷ giá tăng khả năng cạnh

20.51% 10.28% 27.55% 33.63% 31.24% 29.33% 29.49% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

dự án, cơ quan quản lý để thúc đẩy việc giao Vietcombank làm ngân hàng phục vụ dự án ODA, góp phần nâng cao doanh số mua bán ngoại tệ, và thị phần xuất nhập khẩu của Vietcombank (Vietcombank 2015). 2.2.2.2. Xây dựng chuẩn mực quản lý kinh doanh ngoại tệ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ dựa trên những qui định chung của NHNN, cụ thể là bám sát chỉ thị và quyết định liên quan đến hoạt động ngoại hối. Có 03 lần thay đổi lớn nhất về quản lý ngoại hối của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội qua Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh Ngoại hối 06/2013/UBTV QH13 ngày 18/03/2013 bổ sung và các quyết định, thông tư về việc thực hiện giao dịch ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư 15/2015/TT- NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đã ảnh hưởng lớn đến những chính sách thực hiện kinh doanh ngoại tệ nói chung và quản lý kinh doanh ngoại tệ nói riêng.

Các văn bản hiện đang được áp dụng để quản lý rủi ro KDNT tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam như sau:

-Quyết định 1037/QĐ.NHNT-KDNT ngày 03/10/2006 về mua bán và điều hòa ngoại tệ trong hệ thống NHNT Việt Nam.

-Quyết định 1149/QĐ-VCB.TH&CDKT ngày 05/10/2015 quy định về thực hiện quản lý ngoại hối đối với các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống. Quyết định này quy định đối tượng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng; những mục đích thanh toán, chuyển khoản, mua ngoại tệ đúng quy định của pháp luật; các giấy tờ thủ tục cần xuất trình khi giao dịch.

-Quyết định 534/QĐ-HĐQT-THCĐKT ngày 23/06/2015 về việc Ban hành quy chế mở, sử dụng và quản lý tài khoản tiền gửi trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Quyết định 137/QĐ-NHTMCPNT.KDNT ngày 02/04/2009 quy định về viện ban hành quy trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ/ vốn của NHTMCP Ngoại

thương Việt Nam, tại bộ phận giao dịch của chi nhánh hoạt động mua bán ngoại tệ được thực hiện như sau:

+ Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng:  Giao dịch viên:

o Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về việc chuyển đổi ngoại tệ/VNĐ hoặc ngoại tệ/ngoại tệ;

o Kiểm tra tính chính xác giữa giấy đề nghị mua/bán ngoại tệ của khách hàng với các giấy tờ, chứng từ cần thiết liên quan đến việc giao dịch ngoại tệ theo qui định hiện hành (Chủ yếu dựa vào pháp lệnh quản lý ngoại hối của NHNN);

o Chào giá giao dịch (tỷ giá);

o Chọn phương thức giao dịch;

o Nhập yêu cầu vào hệ thống.

 Kiểm soát viên: kiểm tra hạn mức của đối tác, duyệt lệnh và ký tên trên Deal giao dịch hoặc hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch trong hạn mức qui định đối với KSV. Nếu phát hiện thông tin do GDV hạch toán trên hệ thống bị sai, KSV có quyền từ chối duyệt và trả lại lệnh cho GDV sửa chữa.

 Lãnh đạo phòng: kiểm tra, duyệt giao dịch và ký tên Deal giao dịch hoặc hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch.

Vào đầu ngày làm việc, thanh toán viên sẽ chấm đối chiếu các giao dịch đến hạn trong ngày và báo cáo.

+ Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ nội bộ:

 Khi Chi nhánh mua bán chuyển đổi ngoại tệ/VNĐ, ngoại tệ/ngoại tệ với giá trị từ 20.000 USD trở lên (hạn mức này sẽ được BLĐ phê chuẩn tùy theo tình hình thị trường trên cơ sở đề xuất của P.KDNT), giao dịch viên sẽ thực hiện, KSV hoặc lãnh đạo phòng sẽ duyệt và chuyển sang P.KTV hạch toán.

o Duyệt giao dịch trên hệ thống;

o Ký xác nhận trên phiếu giao dịch.

 Khi Chi nhánh mua bán chuyển đổi ngoại tệ/VNĐ, ngoại tệ/ngoại tệ với giá trị dưới 20.000 quy USD, giao dịch viên trực tiếp gởi điện đến P.KTV đề nghị hạch toán theo tỷ giá công bố.

Ngoài rủi ro về tỷ giá thì kinh doanh ngoại tệ còn gặp phải những rủi ro về hoạt động. Ví dụ như: Cá nhân chuyển tiền học phí cho du học sinh nước ngoài, đến Vietcombank mua ngoại tệ và chuyển khoản cho trường. Theo biểu phí hiện hành, người chuyển sẽ phải trả các khoản phí như điện phí (tính trên một lần chuyển) và phí dịch vụ Vietcombank là 0,165% trên tổng số tiền chuyển đi (trong đó, mức Min là 5,5USD, Max là 165USD), tuy nhiên do có một số ngân hàng nhận không phải là đại lý của Vietcombank thì phải đi qua một số ngân hàng trung gian và phải trả phí cho những ngân hàng này, khi khách hàng lựa chọn trả phí cho những NH trung gian này thì vẫn chưa đảm bảo được người nhận sẽ nhận đúng số tiền theo mong muốn. Bởi ngoài thỏa thuận của NH trung gian với Vietcombank về giao dịch này thì các NH này lại phát sinh những thỏa thuận khác với NH hưởng mà về phía Vietcombank không hề biết thông tin, kết quả là sau khi đã trả hết phí mà Vietcombank thông báo, khách hàng còn bị tính phí thêm một lần nữa ở phía đầu nhận. Và điều này làm mất uy tín cũng như mức độ tin cậy của Vietcombank đối với khách hàng. Nguyên nhân chính là do trong các thỏa thuận về hợp tác của Vietcombank với các ngân hàng đại lý làm trung gian cho việc chuyển tiền nước ngoài không có thỏa thuận về việc cung cấp thông tin liên quan đến thỏa thuận khác đối với bên thứ ba liên quan tới giao dịch và bất cân xứng về mặt thông tin liên quan đến giao dịch quốc tế. Việc xây dựng một chuẩn mực thực hiện giao dịch chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến những rủi ro hoạt động có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh ngoại tệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Vietcombank và đến khách hàng.

Quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động KDNT tại ngân hàng được giao cho bộ phận kiểm tra nội bộ. Bộ phận kiểm tra nội bộ sẽ trực thuộc

Trung ương (gồm 5 cụm tập trung: Trụ sở chính, Miền Bắc, Miền Trung, Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ). Bộ phận này sẽ kiểm tra tính tuân thủ các qui định của Vietcombank tại các chi nhánh, phát hiện sai sót, đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của toàn hệ thống bao gồm rủi ro liên quan đến KDNT. Theo mô hình đổi mới, bắt đầu thực hiện Bộ 12 chức năng nhiệm vụ tại Chi nhánh năm 2015, tại mỗi Chi nhánh có bộ phận kiểm soát nội bộ làm đầu mối triển khai các công cụ và biện pháp quản lý rủi ro tại Chi nhánh, hỗ trợ thực hiện và nâng cao nhận thức từ việc quản lý rủi ro kết hợp với tổ chức các khóa đào tạo ứng dụng các công cụ quản lý rủi ro. Hơn thế nữa, bộ phận kiểm soát nội bộ chi nhánh này sẽ thực hiện báo cáo những thực hiện, vi phạm, phát hiện những dấu hiệu rủi ro, đánh giá nguy cơ tổn thất lên Ban Giám đốc và cho Bộ phận kiểm tra nội bộ khu vực. Đây là những phòng ban thực hiện kiểm soát rủi ro chung cho toàn hệ thống bao gồm cả rủi ro liên quan đến KDNT.

2.2.2.3. Lựa chọn phương pháp quản lý rủi ro

Tại Vietcombank đang áp dụng một số phương pháp quản lý rủi ro KDNT sau:

- Hạn mức kinh doanh ngoại tệ

Trong hướng dẫn thực hiện kinh doanh ngoại tệ theo thông tư 15/2015/TT- NHNN ngày 02/10/2015, các nhà chính sách đã nêu những qui định cụ thể về đối tượng khách hàng được tham gia mua bán ngoại tệ tại ngân hàng. Số lượng ngoại tệ tối thiểu và tối đa được giao dịch đối với từng mục đích riêng biệt, qui định chặt chẽ về hồ sơ thủ tục để hạn chế những trường hợp rửa tiền, hay ngăn nguồn vốn ngoại tệ chảy vào và ra một cách không kiểm soát khỏi ngân hàng. Hiện nay, chỉ có hạn mức quy định về giao dịch liên quan đến cá nhân, ví dụ như: cá nhân đi công tác hoặc du lịch được phép mang 100USD/người/ngày trong khoảng thời gian lưu trú 10 ngày, trường hợp có thể kê khai được nhu cầu vượt quá thì Chi nhánh tự quyết định với hạn mức dưới một tháng không được vượt quá 10.000USD/tháng, chuyển khoản trợ cấp thân nhân đang ở nước ngoài không

chặt những thủ tục giấy tờ về mục đích thanh toán ngoại tệ cho đối tượng người cư trú và người không cư trú cũng chi tiết và giới hạn cụ thể. Đối với các giao dịch giao ngay cho các tổ chức kinh tế thì không qui định hạn mức, giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn thì phụ thuộc vào hạn mức tín dụng của tổ chức đó.

Tuy nhiên, chưa có một quy định chặt chẽ về hạn mức giao dịch cho từng thanh toán viên, hay nhân viên kinh doanh ngoại tệ riêng lẻ. Trên cơ sở đề xuất của các phòng ban thì Giám đốc được quyền đưa ra hạn mức tối đa cho mỗi giao dịch, hạn mức trạng thái ngoại tệ được phép duy trì trong ngày của mỗi cán bộ và cho từng phòng, quy định về giới hạn dừng lỗ (Stop Loss Limit). Thực tế hiện nay, không có chi nhánh nào thiết lập những giới hạn được phép thiết lập như nêu trên.

- Trạng thái ngoại tệ

Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN được NHNN ban hành ngày 20/03/2012 nhằm thay thế quyết định 1081/QĐ-NHNN về trạng thái ngoại tệ của TCTD được phép hoạt động ngoại hối, quy định: tổng trạng thái ngoại tệ dương/âm của TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có. Dựa theo chủ trương đảm bảo rủi ro trong hoạt động KDNT của NHNN về việc qui định giới hạn về trạng thái ngoại tệ này, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã có chính sách qui định cụ thể tổng số dư Nợ hoặc dư Có cuối ngày của tài khoản kinh doanh ngoại tệ không được vượt quá 50.000USD (hoặc tương đương) đối với từng loại ngoại tệ (Vietcombank 2006). Khi phát sinh những giao dịch vượt quá giới hạn trên Chi nhánh phải thực hiện mua bán với Hội sở để cân bằng trạng thái. Để hạn chế rủi ro để số dư ngoại tệ quá nhiều và biến động trước sự thay đổi liên tục của tỷ giá Vietcombank còn quy định những giao dịch có giá trị lớn hơn 100.000USD phải được sự phê duyệt của Ban giám đốc. Mặt khác, thời hạn các hợp đồng phái sinh kỳ hạn và hoán đổi có kỳ hạn ngoại tệ do các Chi nhánh tự thỏa thuận với khách hàng nhưng chỉ được phép dao động từ 3-365 ngày. Mục đích của qui định này là giới hạn mức rủi ro liên quan đến hợp đồng kỳ hạn do chi nhánh thực hiện, kiểm

soát hành vi của các giao dịch nghi bất thường để không dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Để kiểm soát chi nhánh thực hiện đúng quy định về trạng thái ngoại tệ cuối ngày, Vietcombank quy định với những giao dịch có nhu cầu phát sinh hơn mức 50.000USD phải báo cáo bằng văn bản với Hội sở chính trước 15h30, và hệ thống sẽ tự động quét tất toán doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh về Hội sở.

- Công cụ phái sinh tiền tệ

Bên cạnh những văn bản ban hành được nghiên cứu kỹ càng và bám sát qui định của NHNN, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam còn khuyến khích các chi nhánh thực hiện thỏa thuận giao dịch phái sinh ngoại tệ với khách hàng nhiều hơn nữa để phòng ngừa được rủi ro tỷ giá trên thị trường và thường xuyên cập nhật tỷ giá để có được tỷ giá tốt nhất mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Các sản phẩm phái sinh tiền tệ bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn được đưa ra trên trang web của Vietcombank nhưng thực tế chưa nghiêm túc đẩy mạnh khi chưa đưa chỉ tiêu này vào chỉ tiêu cần đạt được của từng chi nhánh từng bộ phận. Hiện nay, Vietcombank chưa tiến hành bán chéo các sản phẩm này khi giao dịch các hoạt động KDNT truyền thống, chỉ có hợp đồng hoán đổi và kỳ hạn được thực hiện giao dịch còn quyền chọn thì chưa.

-Mô hình dự báo tỷ giá

Hiện nay, Vietcombank chưa xây dựng một mô hình dự báo tỷ giá nào dựa trên cơ sở lý thuyết và phân tích các yếu tố thị trường để dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá. Đa phần việc nắm được xu thế tăng giảm của tỷ giá liên ngân hàng và biên độ dao động của tỷ giá VND/USD thông qua tin tức ghi nhận được từ phía NHNN. Mục tiêu của Vietcombank trong năm 2016 là hoàn thiện xây dựng mô hình báo cáo GAP rủi ro thị trường, trong đó có cả dự báo yếu tố tỷ giá. 2.2.2.4. Đánh giá và thực hiện quản trị rủi ro

công cụ quản lý để hạn chế rủi ro. Theo đường lối chủ trương đổi mới của các cấp lãnh đạo, Vietcombank từng bước xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo Basel II. Công tác quản trị rủi ro bao gồm:

-Nhận dạng rủi ro: hiện nay Phòng quản lý rủi ro của Vietcombank vẫn chú trọng kiểm tra hồ sơ và phát hiện rủi ro tín dụng là chủ yếu, còn việc đánh giá các rủi ro trong các hồ sơ KDNT giá trị lớn không được nhắc đến trong hoạt động của phòng này. Nhiệm vụ nhận dạng rủi ro xảy ra từ phía khách hàng, hay rủi ro pháp luật thuộc về cán bộ thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ. Theo quy định hiện hành, thì đầu ngày làm việc hôm sau, phòng KDNT phải báo cáo doanh số mua bán ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ lên Ban lãnh đạo Chi nhánh/ Hội sở để đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh toàn ngân hàng.

-Phân tích rủi ro và đo lường rủi ro: Phần này vẫn chưa được các ban ngành quan tâm, chưa có một bộ phận chuyên trách nào thực hiện đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro KDNT, theo dõi biến động của các yếu tố trên thị trường và trong nội bộ ngân hàng để nhận diện những rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch. Rủi ro hoạt động được thực hiện ở quy trình xem xét thủ tục, hồ sơ chấp thuận giao dịch do các thanh toán viên đối chiếu tính tuân thủ của hồ sơ so với quy định và phân tích những rủi ro có liên quan đến giao dịch lừa đảo, giả mạo, rửa tiền. Hiện Vietcombank chưa có một cơ chế hay kỹ thuật nào được sử dụng để đo lường rủi ro KDNT. Theo chỉ đạo của ban quản trị điều hành thì khối quản lý rủi ro đang tiến hành hoàn thiện quy trình và mô hình đo lường rủi ro KDNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 54)