John Rusnak và sự thất bại của Ailen Allried Irish Bank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 41 - 42)

Nếu như bài học thứ nhất là việc đầu tư khủng vào chứng khoán phái sinh mà tài sản tài chính cơ bản mang giá trị ngoại tệ thì bài học thứ hai là bài học vào chính quá trình kinh doanh đầu cơ vào tỷ giá hối đoái giữa USD và JPY.

Ailen Allried Irish Bank (AIB) là ngân hàng lớn nhất Ireland với tổng tài sản có đạt 76,6 tỷ USD năm 2000. Đến năm 1999, AIB tiến hành bước mở rộng thị thường, xâm chiếm thị phần trên thế giới bằng các kế hoạch thâu tóm các ngân hàng nước ngoài và thành lập nên ngân hàng Allfirst tại Mỹ. Tại đây hoạt động kinh doanh ngoại tệ được đẩy mạnh triệt để với các giao dịch thông qua bộ phận Treasury có qui trình vô cùng chặt chẽ. Một giao dịch kinh doanh ngoại tệ bất kỳ đều được thực hiện thông qua 03 bộ phận với sự đảm nhiệm của các cán bộ khác nhau. Bộ phận kinh doanh trực tiếp (Front Office) tiến hành tiếp xúc và nhận lệnh từ đối tác, sau đấy là Bộ phận Quản lý rủi ro (Middle Ofice) kiểm tra và đánh giá giao dịch có đúng qui định, thủ tục, chứng từ hay không, và cuối cùng là Bộ phận hỗ trợ (Back Office) sẽ tiến hành thực hiện các giao dịch trên thị trường. Năm 1997, John Rusnak được tuyển vào làm tại bộ phận Front Office của Allfirst với hạn mức kinh doanh trong ngày là 100 triệu USD, và giá trị chịu rủi ro tối đa là 1,55 triệu USD. Quá trình gian lận của Rusnak diễn ra khi ông bắt đầu tham gia mua các hợp đồng kỳ hạn USD/JPY, khi đồng JPY rớt giá và đi ngược lại với kỳ vọng của nhà đầu tư, để hợp thức hóa các giao dịch gây lỗ, ông đã thực hiện chống chế bằng các giao dịch quyền chọn để làm ngược vế và che mắt các nhà quản trị rủi ro bằng những giấy tờ giả. Sau đó, Rusnak sử dụng những kiến thức về lĩnh vực này thuyết phục bộ phần Middle Office rằng sẽ không xảy ra rủi ro vì nó sẽ làm triệt tiêu hai vế của kinh doanh ngoại tệ. Và đa phần các giao dịch Option của ông này là không có chứng từ xác nhận từ phía đối tác. Đã đi sai lại tiếp tục đi sai, khi Rusnak lại nắm rất rõ trong tay qui trình xác định giá trị rủi ro VaR của Allfirst để tính toán giới hạn lỗ của mình, nên ông một lần nữa gây nhiễu số liệu cập nhật của mình để làm đẹp kết quả, che dấu khoản lỗ ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, thay vì bộ phận Backoffice sẽ sử dụng thông tin

tỷ giá trên thị trường để đối chiếu các bảng kế toán thì lại sử dụng lại thông tin do Frontoffice lập nên – đã có sự phù phép của Rusnak. Sự việc diễn ra mãi cho đến khi Rusnak bị phát hiện thì tổng thiệt hại đã lên đến 691 triệu USD tại thời điểm tháng 2 năm 2002. Sau một thời gian cố tình gian lận và gây tổn thất nặng nề cho Ngân hàng Allfirst, ta có thể thấy, mặc dù không thường xuyên nhưng rủi ro nguy hiểm nhất trong các rủi ro kinh doanh ngoại tệ lại là rủi ro hoạt động. Khi qui trình có kẻ hở, khi ban quản lý không kiểm soát được việc thực hiện đúng qui trình của nhân viên giao dịch, khi các cấp không có đủ năng lực để đánh giá mức độ rủi ro của một nghiệp vụ và khi đạo đức của một con người dần bị đánh mất bởi vật chất. Điều đó cho thấy, việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá là vô cùng quan trọng, và tính cấp thiết của việc quản lý chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 41 - 42)