Sơ lược về Ngânhàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 41)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Quyết định thành lập

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank Tên Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB

Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ 9,376,965,060,000 đồng (tính đến ngày 31/12/2016) và 10,273,238,960 đồng (tính đến ngày 31/12/2017).

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.

Năm 2017, ACB có kết quả kinh doanh khả quan với tổng tài sản ở mức 284,316 tỷ đồng; tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt 241,393 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 198,513 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 2,656 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra; tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 0.7% so với mức 0.88%% tại thời điểm cuối 2016.

Năm 2018, ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản 18%, đạt 335,000 tỷ đồng, mục tiêu tăng trưởng tổng quy mô huy động tiền gử 18% và dự nợ tín dụng tăng ở mức 15%, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5,699 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tăng vốn điều lệ từ chia cổ tức bằng cổ phiếu phổ thông cho các cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại sau khi phân phối lợi nhuận năm 2016 với tỷ lệ 10%.

Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng, cổ đông, Ngân hàng TMCP Á Châu chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông.

Ngành nghề kinh doanh

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;

- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư;

- Cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, luật chứng khoán, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mạng lưới hoạt động

Theo báo cáo thường niên của ACB. Đến 31/12/2017, ACB có 354 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng.

- Công ty trực thuộc

+ Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)

41 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. HCM

+ Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản ACB (ACBA)

Lầu 8 Tòa nhà ACB, 444A - 446 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Tp. HCM

+ Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL)

131 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, Tp.HCM

+ Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)

Lầu 1, Tòa nhà ACB, 444A - 446 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Tp.HCM

Quá trình phát triển của ACB

Theo Báo cáo thường niên tại ACB từ năm 2013 – 2017. Tổng hợp quá trình phát triển của ACB.

Năm 2013

Tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014 - 2018.

Năm 2014

ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05/01/2015). Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.

Năm 2015

ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênh phân phối, (ii) hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn 1), (iii) hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (priority banking), quản lý bán hàng (customer management system),… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Năm 2016

ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu như chuyển đổi hệ thống core chứng khoán ACBS; cải tiến các chương trình CLMS, CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống các máy ATM, website ACB, gia tăng tiện ích, dịch vụ thanh toán cho khách hàng,… Ngoài ra, ACB tiếp tục hoàn thành các dự án chiến lược như (i) ngân hàng giao dịch, (ii) ngân hàng ưu tiên, (iii) xây dựng quy trình kinh doanh – ACMS (giai đoạn 1),… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Và đặc biệt, trong năm ACB tái cấu trúc thành công tổ chức và mô hình hoạt động, hiệu quả hoạt động của kênh phân phối tăng, tổ chức tại Hội sở được tinh gọn hơn.

Năm 2017

Đẩy mạnh, phát triển toàn diện mảng ngân hàng bán lẻ.

Triển khai chiến lược ngân hàng số (digital banking), đẩy mạnh văn hóa sáng tạo trong ACB, nghiên cứu và áp dụng các mô hình công nghệ tài chính Fintech tiên tiến.

Tái sắp xếp mạng lưới kênh phân phối, mở mới các phòng giao dịch tại các thị trường nhiều tiềm năng, nâng cao vị thế ACB cũng như cải thiện quy mô và lợi nhuận tại các thị trường trọng điểm.

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn ngân hàng.

Tình hình nhân sự và thu nhập của nhân viên tại ACB

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự và thu nhập của nhân viên tại ACB

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số nhân viên (người) 9,131 9,296 9,935 9,822 10,334 Tổng thu nhập (tỷ đồng) 1,411 1,557 1,786 2,085 2,381 Thu nhập bình quân hàng

năm (triệu đồng)

155 168 180 212 230

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017

2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý

Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở, và các chi nhánh và phòng giao dịch. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 11 phòng, trung tâm và văn phòng trực thuộc Tổng giám đốc. Tính đến cuối năm 2017 có 354 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngoài ra, còn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Trung tâm ATM, Phòng Chuyển tiền nhanh Western Union, Trung tâm Telesales, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 24/7 (Contact Center 24/7).

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của ACB

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB từ năm 2013-2017

2.1.3.1. Đánh giá chung

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2013 2014 2015 2016 2017

Thu nhập lãi thuần 4,386 4,765 5,883 6,891 8,458

Chi phí hoạt động 3,759 3,863 4,021 4,677 6,217

Tổng Thu nhập trước thuế 1,035 1,215 1,314 1,667 2,656 Tổng Lợi nhuận sau thuế 826 951 1,028 1,325 2,118

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017

Theo bảng 2.2 cho thấy: Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2015 đạt 1,314 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch năm 2015. Thu nhập thuần từ lãi tăng mạnh 23.5% so với năm 2014. Chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ với mức tăng 5%, phù hợp với kế hoạch ngân sách đặt ra đầu năm. Năm 2016, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 1,667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2015 và đạt 111% kế hoạch năm. Lãi ròng ghi nhận 1,325 tỷ đồng, tăng trưởng 29% (con số tăng trưởng của cả năm 2015 chỉ đạt khoảng 8%). Qua năm 2017, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 2,656 tỷ đồng, tăng trưởng 59% và đạt 204% kế hoạch năm 2017. Thu nhập thuần từ lãi cũng tăng mạnh 23%, đạt 8,458 tỷ đồng.

Cùng với sự nỗ lực của tập thể nhân viên, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước phục hồi hứa hẹn trong thời gian tới ACB sẽ gặt hái thêm nhiều thành công mới.

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của ACB

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017

Qua các năm tổng tài sản của ACB đều tăng trưởng, tính đến 31/12/2015 quy mô tổng tài sản đạt 201,456 tỷ đồng, tăng khoảng 12.2% so với cuối năm 2014 đạt 99% kế hoạch, đến 31/12/2016, tổng tài sản đạt 233,681 tỷ đồng tăng 16% so với cuối năm 2015, đạt 98.6%. Các khoản mục trong bảng tổng kết tài sản tăng trưởng ở mức bình quân của Hệ thống, phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng. Đến cuối năm 2017, tổn tài sản tiếp tục tăng đạt 284,316 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch. Và định hướng 2018 tổng tài sản tăng lên 18% khoảng 335,500 tỷ đồng.

Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu qua các năm của ACB cũng tăng liên tục, ACB tích cực bổ sung chủ yếu bằng việc tăng vốn điều lệ và gia tăng các quỹ dự trữ. Vốn chủ sở hữu năm 2017 đạt 16,031 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2016. Chỉ tiêu tổng nợ tăng đều qua các năm, và tăng ở mức vừa phải, chủ yếu từ vay các tổ chức tín dụng khác và tiền gởi khách hàng tăng, tổng nợ năm 2017 đạt 268,285 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2016. Cho thấy khả năng bổ sung vốn cho ACB nhanh chóng qua huy động và vay liên ngân hàng và tình hình huy động của ACB phát triển tốt qua các năm.

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn

Qua bảng 2.3 cho thấy, huy động vốn tại ACB tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng cao trong suốt 3 năm qua, cụ thể: năm 2014 huy động vốn đạt 154,613 tỷ đồng

166,598 179,609 201,456 233,681 284,316 12,504 12,397 12,787 14,063 16,031 154,094 167,212 188,669 219,618 268,285 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2013 2014 2015 2016 2017

Tăng trưởng nguồn vốn (ĐVT: Tỷ đồng)

tăng 12% so với năm 2013, năm 2015 huy động vốn đạt 174,918 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2014, năm 2016 HĐV đạt 207,051 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2015.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn tại ACB

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng/giảm (%) 2013 2014 2015 2016 2017 14/13 15/14 16/15 17/16 Doanh nghiệp Nhà nước 540 679 848 837 949 26 25 - 1 13 Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân

19,864 21,405 24,984 30,321 35,306 8 17 21 16 Công ty liên doanh 667 1,404 1,204 795 1,478 110 - 14 - 34 86 Công ty 100% vốn nước ngoài 517 1,744 1,834 2,602 3,040 235 5 42 17 Hợp tác xã 25 35 37 47 42 40 6 27 -11 Cá nhân 115,093 127,620 143,492 169,741 197,294 11 12 18 16 Các đối tượng khác 1,401 1,724 2,516 2,704 3,284 23 46 7 21 Tổng 138,110 154,613 174,918 207,051 241,393 12 13 18 17

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017

Quy mô huy động tại thời điểm cuối năm 2017 đạt 241 nghìn tỷ đồng, tăng 34 nghìn tỷ (+17%), chiếm 85% tổng nguồn vốn của ACB, đạt 100% kế hoạch năm. ACB tiếp tục tận dụng lợi thế ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân lên đến 94% tổng huy động.

Để đạt được kết quả này, ngoài việc liên tục đưa ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh trạnh, ACB cũng liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nhằm đưa dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người dân. Phòng Ngân hàng Ưu tiên, thành lập năm 2016, cũng đã bước đầu thể hiện nhiều kết quả khả quan với nhiều đóng góp trong hoạt động huy động từ thẻ và huy động payroll. Trong năm qua, ACB đạt mức tăng trưởng huy động không kỳ hạn 19% chiếm 17% trên tổng huy động. Tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ trong những năm tới.

Huy động vốn với đối tượng là khách hàng cá nhân tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể vào năm 2014 đạt 127,620 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2013. Lần lượt tăng 12%, 18% và 16% ở các năm tiếp theo. Việc xác định đối tượng khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động, Ngân hàng ưu tiên tập trung gia tăng nhóm khách hàng này cả về số lượng và chất lượng. Các chi nhánh và phòng giao dịch khai thác khá tốt các mối quan hệ cá nhân của từng cán bộ nhân viên nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy kết quả huy động vốn dân cư đạt được rất khả quan.

2.1.3.3. Hoạt động cho vay

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay tại ACB qua các năm

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017

Trong năm 2017, hoạt động cho vay của ACB, đặc biệt là mảng bán lẻ, đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng nhờ vào quá trình cơ cấu lại khách hàng và các chiến lược chăm sóc khách hàng. Trong năm, ACB tiếp tục chú trọng tập trung tăng trưởng dư nợ phát triển kinh tế theo đúng định hướng của NHNN và đã triển khai 13 chương trình ưu đãi lãi suất với tổng hạn mức 59 nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp.

Kết quả đến hết năm 2017, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 199 nghìn tỷ đồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)