Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 84 - 85)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

3.2.2.1 Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực

 Đào tạo nguồn nhân lực:

+ Chú trọng nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ công nghệ, nghiên cứu sản phẩm và cán bộ chiến lược. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, các cuộc hội thảo nhằm trao đổi những kinh nghiệm, sáng kiến trong hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên công tác đào tạo nguồn nhân lực mang tính bài bản, chuyên sâu, cập nhật định kỳ song song với cơ chế đào tạo có tính kế thừa; tìm kiếm đối tác đào tạo chun nghiệp có thể hợp tác lâu dài tránh tình trạng đào tạo khơng có hệ thống, nội dung đào tạo khơng có gì mới, đào tạo theo kế hoạch, theo hình thức lặp đi lặp lại gây lãng phí cho tài chính của đơn vị.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ thì một lời giải quan trọng cho bài tốn cạnh tranh này là trình độ năng lực, thái độ giao dịch của nhân viên ngân hàng. Qua giao tiếp với khách hàng, giao dịch viên là tấm gương phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của SHB. Một sự khơng thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của SHB và ngược lại hình ảnh đẹp về một ngân hàng sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên giao dịch làm hài lòng khách hàng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển.

+ Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Mỗi một cán bộ, nhân viên được xét tuyển phải thực sự là những người có tài, có tâm, yêu nghề mới có thể thực hiện tốt u cầu cơng việc và làm hài lòng khách hàng. Do vậy, việc tuyển dụng nhân sự đầu vào là khâu quan trọng, cần đặc biệt chú trọng.

 Đào tạo lại nguồn nhân lực:

+ Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng.

+ Thường xuyên phát động phong trào tự học tập của từng cán bộ, nhân viên, tích cực trao đổi kinh nghiệm trong cơng việc giữa các phịng, ban để góp phần nâng cao hiệu quả cơng việc chung.

+ Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, những kiến thức về các sản phẩm hiện đại, sản phẩm mới xen lẫn các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước sao cho bên cạnh việc giỏi về công tác chuyên mơn nghiệp vụ thì mỗi cán bộ nhân viên tồn SHB phải là một Tuyên truyền viên trong việc giới thiệu quảng bá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Qua việc kiểm tra kiến thức và khả năng ứng xử của nhân viên, một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

+ Cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người có trình độ chun mơn cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng. Cơng tác tổ chức cần cân nhắc bố trí đúng người, đúng vị trí cơng việc để có thể phát huy ưu điểm, sở trường của từng người.

Đối với mỗi một cán bộ ngân hàng, bên cạnh nâng cao trình độ nghiệp vụ cần tích cực thực hiện tốt văn hóa SHB trong giao dịch với khách hàng, với thái độ nhiệt tình, tơn trọng, biết lắng nghe khách hàng góp phần tạo nên thiện cảm và nâng cao hình ảnh SHB trong mắt khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)