9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
Tên pháp định: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: SaiGon Ha Noi Comercial Join Stock Bank. Tên viết tắt: SHB.
Trụ sở chính: Số 77, Phố Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
SHB thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006.
Qua 25 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
SHB hiện nằm trong Top 5 các NHTM cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam không do nhà nước chi phối vốn.
Tính đến 30/09/2017, SHB có vốn điều lệ đạt 11.197 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 265.300 tỷ đồng. Mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 12.036 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu KHBL.
Với những thành tích đã đạt được, SHB đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều giải thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức uy tín trong nước và Quốc tế như: Top 10 Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam, Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 – trong đó SHB là Ngân hàng có tỷ lệ giá trị thương hiệu/giá trị tài sản cao nhất trong 10 Ngân hàng được đánh giá. Tính đến 2017, SHB được đánh giá:
+ Ngân hàng tài trợ Dự án tốt nhất Việt Nam; + Ngân hàng cho vay mua nhà tốt nhất; + Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam;
+ Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia;
+ Ngân hàng có Sản phẩm tiền gửi tốt nhất Việt Nam; + Ngân hàng có sáng kiến thương hiệu tốt nhất; + Ngân hàng có dịch vụ Internet Banking tốt nhất; + Ngân hàng thanh toán quốc tế tốt nhất.
2.1.2 Kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội Gòn - Hà Nội
Gần đây, thị trường tiền tệ Việt Nam gặp nhiều khó khăn, phức tạp, mức độ cạnh tranh của NHTM trở nên quyết liệt hơn, SHB đã nghiêm túc chấp hành các chính sách vĩ mô của NHNN, luôn bám sát diễn biến thị trường trong nước để có những chính sách kịp thời hiệu quả đảm bảo được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn những ngân hàng thương mại khác.
Tình hình kết quả kinh doanh của SHB từ năm 2015 đến năm 2017 được đánh giá qua bảng sau:
Bảng 2.1: Thu nhập và chi phí giai đoạn 2015 – 2017 của SHB
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015
Thu nhập lãi và các khoản TN tương tự 18.356,271 14.568,653 11.991,798
Chi phí lãi và các chi phí tương tự -13.392,090 -10.393,205 -8.295,644
Thu nhập lãi thuần 4.964,181 4.175,448 3.696,154
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.422,395 409,808 189,988
Chi phí hoạt động dịch vụ -66,859 -71,743 -92,550
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.355,536 338,065 97,438
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ và vàng 85,646 102,040 26,565
Lãi/lỗ thuần từ mua bán CKKD 20,837 -10,104 4,160
Lãi/lỗ thuần từ mua bán CKĐT 25,159 10,539 -69,645
Thu nhập từ hoạt động khác 359,091 736,223 304,992
Chi phí hoạt động khác -199,605 -371,907 -130,408
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 159,486 364,316 174,584
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 2,816 -14,193 8,564
Chi phí hoạt động -2.639,762 -2.507,759 -2.078,640
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
trước CF dự phòng rủi ro tín dụng 3.973,899 2.458,352 1.859,180
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -2,035,363 -1,301,913 -842,126
Tổng lợi nhuận trước thuế 1.938,536 1.156,439 1.017,054
Chi phí thuế TNDN hiện hành -388,841 -243,378 -221,437
Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -461
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp -388,841 -243,378 -221,898
Lợi nhuận sau thuế 1.549,695 913,248 795,130 Lợi ích của cổ đông thiểu số - 187 -26 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - 896 839
Từ bảng 2.1 cho thấy, kết quả kinh doanh có xu hướng tốt qua các năm:
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2015 đều đạt và tăng so với năm 2014: Tổng tài sản đạt 204.704 tỷ đồng (tăng trưởng 21,1%); Lợi nhuận trước thuế đạt 1.017.1 tỷ đồng, Trong năm 2015, SHB đã thực hiện việc chi trả cổ tức năm 2014 cho cổ đông với tỷ lệ 7,5% bằng cổ phiếu.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2016 đều đạt và tăng so với năm 2015: Tổng tài sản của SHB đạt 234.786 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2015, hoàn thành 101,2% kế hoạch. Vốn tự có của SHB đạt 16.370 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 11.197 tỷ đồng. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2015, lợi nhuận trước thuế đạt 1.156 tỷ đồng.
Phát triển an toàn, bền vững là mục tiêu hàng đầu của SHB, do đó các tỷ lệ an toàn hoạt động của SHB luôn đạt và vượt so với tiêu chuẩn của NHNN, tỷ lệ an toàn vốn đạt 13% (quy định của NHNN tối thiểu 9%), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn đạt 31% (quy định của NHNN tối đa 50%).
Bên cạnh việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh, SHB cũng hoàn thành xuất sắc các mục tiêu lớn đặt ra trong năm 2016 như: khai trương ngân hàng con tại Lào và Campuchia, hoàn thành việc nhận sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, SHB tiếp tục đứng vững trong danh sách Top 500 ngân hàng lớn mạnh nhất Châu Á.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2017 đều đạt và tăng so với năm 2016: Cụ thể, tổng tài sản SHB đạt 277.994 tỷ đồng, tăng 19% so với thời điểm đầu năm, tiếp tục khẳng định vị thế Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam. Vốn điều lệ ở mức 11.196 tỷ đồng và tới đây sẽ tăng lên hơn 12.036 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2016 cho cổ đông. Vốn tự có đạt 17.829 tỷ đồng, tăng 9%. Những kết quả này đã tạo đà cho việc nâng cao các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng và từng bước tiếp cận các tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực quốc tế.
Có được kết quả này do SHB đạt tăng trưởng ở hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với
nhu cầu riêng cho từng phân khúc khách hàng của SHB nhằm mang đến cho khách hàng sự toàn diện cả về lợi ích và giá trị vượt trội.
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI
2.2.1 Thực trạng các dịch vụ bán lẻ 2.2.1.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ 2.2.1.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ
Giai đoạn 2015 – 2017 là giai đoạn nền kinh tế có nhiều sự biến động, NHNN có nhiều chính sách, biện pháp, giải pháp triển khai chỉ đạo của Chính phủ trong việc ổn định tiền tệ. Hoạt động ngân hàng diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn. Song SHB đã chủ động, đa dạng hóa các hình thức, kỳ hạn huy động vốn, linh hoạt trong điều hành lãi suất; triển khai hầu hết các sản phẩm về huy động vốn của SHB đặc biệt là các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ dự thưởng do SHB phát hành đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư. Đây là những sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có hàm lượng công nghệ cao dựa vào nền công nghệ thông tin hiện đại đã và đang áp dụng trên toàn bộ hệ thống, khách hàng có thể gửi, rút tiền nhiều nơi trên toàn bộ hệ thống của SHB; vì vậy khách hàng có thể tiết kiệm về thời gian giao dịch, chi phí đi lại, thuận tiện và an toàn khi di chuyển giữa các điểm giao dịch, giữa các địa phương trên toàn quốc; song song với các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng của toàn hệ thống, nhân dịp đầu xuân hoặc các ngày lễ lớn của đất nước SHB còn thực hiện các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng đạt kết quả cao.
Việc huy động tiền gửi từ dân cư, SHB đã khai thác có hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn không kỳ hạn của Kho bạc, nguồn vốn từ các dự án …nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của SHB tăng tương đối khá và ổn định.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại SHB giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng CÁC CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 185.084, 215.253, 243.588, 1. Nguồn vốn KHDN 64.484,4 73.247,2 85.007,6 Nguồn vốn KHDN lớn 21.373,3 21.974,4 25.502,3 Nguồn vốn khách hàng DN VVN 25.111,1 29.298,9 34.003,1 Nguồn vốn KHDN FDI 7.500 8.789,9 10.200,9 Nguồn vốn KHDN siêu vi mô 10.500 13.184, 15.301,3
2. Nguồn vốn KHCN 96.726,6 109.870,8 127.511,4
Nguồn vốn KHCN 56.726,6 60.428,9 70.131,3
Nguồn vốn ATM 40.000, 49.441,9 57.380,1
3. Nguồn vốn khác 23.873, 32.135, 31.069,
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 của HSB và tổng hợp của tác giả.
Từ bảng 2.2 cho thấy, Huy động vốn từ tổ chức và dân cư đã ổn định, bền vững trong tăng trưởng nguồn vốn huy động của SHB. Tổng vốn huy động giai đoạn 2015 – 2017. Tổng vốn huy động năm 2015 đạt 185.084, trong đó Vốn huy động thị trường I đạt 157.503 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 23,7%). Tổng vốn huy động năm 2016 đạt 215.253 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 183.118 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2015. Tổng vốn huy động năm 2017 đạt 243.588, tỷ lệ tăng bình quân xấp xỉ 15% năm. Trong tổng nguồn vốn huy động, thì vốn huy động từ
tổ chức kinh tế và dân cư tăng bình quân xấp xỉ 16%. Riêng tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng trên 60%.
Nguồn vốn huy động của SHB tập trung chính ở huy động nguồn vốn khách hàng doanh nghiệp lớn vốn với tỷ trọng chiếm khoảng 30% vốn huy động. Huy động từ khách hàng là DNNVVchiếm khoảng 40% tổng vốn huy động. Huy động từ khách hàng là doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 12% tổng vốn huy động. Huy động từ khách hàng là là doanh nghiệp siêu vi mô chiếm khoảng 18% tổng vốn huy động.
Xét về tốc độ tăng trưởng vốn huy động cho thấy huy động vốn từ doanh nghiệp và huy động vốn từ KHCN vẫn đang duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt và ngang nhau. Đây là điểm đặc của SHB có những khác biệt so với các NHTM có vốn của nhà nước (doanh nghiệp lớn có tỷ trọng cao hơn) và các NHTM cổ phần được thành lập trước SHB.
Để cạnh tranh đạt kết quả SHB đã và đang triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn khác nhau như:
+ Huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm rất đa dạng với các kỳ hạn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng với lãi suất cạnh tranh.
+ Huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, …, được phát hành theo từng giai đoạn nhất định, với kỳ hạn đa dạng và nhiều tiện ích ưu việt.
+ Huy động vốn bằng cách mở tài khoản tiền gửi thanh toán: mở tài khoản miễn phí; thủ tục mở tài khoản đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện; thực hiện các giao dịch an toàn, hiệu quả; thông tin tài khoản được bảo mật tuyệt đối và được hưởng các dịch vụ kèm theo như: thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, chuyển tiền, chi trả hộ tiền lương, thu hộ tiền hàng, các dịch vụ NHĐT, với những tiện ích này nên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán ngày một gia tăng.
2.2.1.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ
Tổng dư nợ cho vay nói chung và dư nợ TDBL tiếp tục tăng. Tỷ lệ nợ xấu của SHB ở mức cho phép (< 3%) của NHNN. Đây thực sự là cố gắng trong quản trị và tư duy kinh doanh của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống SHB.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tạiSHB giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: tỷ đồng
CÁC CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
TỔNG DƯ NỢ CHO VAY 131.427, 162.370, 196.131,
1. Dư nợ doanh nghiệp 105.142, 129.896, 147.123,
Dư nợ KHDN lớn 42.056, 52.157, 58.123
Dư nợ DNNVV 42.056, 55.123, 58.678
Dư nợ doanh nghiệp FDI 5.259, 6.344, 11.234 Dư nợ doanh nghiệp siêu vi
mô 15.771, 16.272, 19.088,
2. Dư nợ bán lẻ 26.285, 32.474, 49.008,
Nguồn: Từ báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 của HSB và tổng hợp của tác giả.
Từ bảng 2.3 cho thấy tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2015 – 2017 tăng trưởng ổn định, dư nợ bán lẻ cũng ổn định và ít rủi ro, cụ thể:
Năm 2015, tổng dư nợ cho vay đạt 131.427 tỷ đồng, trong đó TDBL chiếm gần 70% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu chiiếm 1,72% so tổng dư nợ cho vay của năm này.
Năm 2016, tổng dư nợ cho vay đạt 162.370 tỷ đồng, tăng 30.943 tỷ đồng xấp xỉ 23% so với năm 2015, trong đó TDBL chiếm xấp xỉ 65% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,87% so tổng dư nợ cho vay.
Năm 2017, cùng với tăng trưởng về huy động vốn, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 196.131 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 20% so với năm 2016, trong đó TDBL chiếm xấp xỉ 68% trong tổng dư nợ cho vay tập trung cho KHCN, khách hàng là DNNVV.
Trong giai đoạn này, SHB tiếp tục ưu tiên tập trung cho TDBL các ngành nghề ít rủi ro, các ngành nghề được Chính phủ và NHNN khuyến khích phát triển như cho vay sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, chế biến, chế tạo, nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của SHB luôn đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn và nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ.
Trong tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2015 - 2017: khoảng 70 – 80% khách hàng doanh nghiệp, trong đó TDBL (cho DNNVV, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ) chiếm tới 60%; khoảng 20 – 30% là khách hàng cá nhân.
Cùng với việc tăng trưởng và mở rộng quy mô tín dụng, doanh số cho vay trong ba năm 2015 - 2017 cũng đã tăng với tốc độ bình quân xấp xỉ 15%. Điều đó cho thấy nguồn vốn cho vay được quay vòng và sử dụng khá hiệu quả, đáp ứng cho nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng.
2.2.1.3 Dịch vụ thẻ
Hiện nay các sản phẩm thẻ tại SHB cũng như các NHTM khác, khá đa dạng và phong phú, SHB đang phát hành và triển khai các loại thẻ khác nhau:
Thẻ ghi nợ nội địa: là thẻ liên kết với tài khoản thanh toán do SHB phát hành, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, giúp khách hàng chủ động quản lý tài khoản và tiền mặt mọi lúc mọi nơi. Thẻ ghi nợ nội địa cho