Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 25 - 31)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2.5. Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng

1.2.4.1. Đối với từng khoản vay riêng lẻ

a. Các chỉ tiêu định tính

- Nhóm 1: Các chỉ tiêu liên quan tới mối quan hệ với ngân hàng

Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, chậm thanh toán các khoản nợ gốc và lãi, thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng cơ cấu nợ, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến.

Xu hƣớng của các tài khoản của khách hàng: Khó khăn trong thanh toán lƣơng, giảm sút số dƣ tài khoản tiền gửi, thƣờng xuyên yêu cầu hỗ trợ vốn lƣu động, gia tăng khoản nợ thƣơng mại,…

Khách hàng thƣờng xuyên sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, đồng thời là dấu hiệu về việc vốn điều lệ của khách hàng đang có xu hƣớng giảm sút,...

- Nhóm 2: Các dữ liệu xử lý thông tin về tài chính kế toán

Biểu hiện đầu tiên là việc khách hàng cố tình giả mạo các số liệu kế toán nhằm làm đẹp cho các báo cáo tài chính trình ngân hàng, làm gia tăng giá trị thực của các tài sản khác. Hoặc trì hoãn việc trình các chứng từ tài chính liên quan theo yêu cầu của ngân hàng. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu phi tài chính khác nhƣ sự suy giảm uy tín, đạo đức của các bộ phận trong bộ máy của khách hàng.

- Nhóm 3: Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý khách hàng

Thể hiện đầu tiên là việc thay đổi thƣờng xuyên chính sách quản lý khách hàng, thay đổi cán bộ quản lý một cách bất hợp lý, các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý không chính xác, các cán bộ có trình độ yếu kém không theo kịp sự phát triển của khách hàng,… chính từ những thay đổi và sự bất hợp lý trong quản lý khách hàng là một dấu hiệu khá rõ ràng trong việc làm phát sinh các RRTD trong hoạt động tín dụng của NHTM.

- Nhóm 4: Các chỉ tiêu về ưu tiên trong kinh doanh

Do ngân hàng quá chú trọng về các hợp đồng lớn mà bỏ qua các bƣớc cần thiết trong thẩm định hay xem xét kỹ lƣỡng trong quá trình ký hợp đồng tín dụng, hoặc rút ngắn thời gian thẩm định một cách quá bất cẩn… Đây chính là mối đe doạ lớn nhất thể hiện khả năng RRTD rất cao của ngân hàng.

- Nhóm 5: Các chỉ tiêu kỹ thuật và thương mại

Biểu hiện cụ thể nhƣ: Sự thay đổi lãi suất, t giá, thị hiếu trên thị trƣờng, sự bất ổn định trên thị trƣờng trong thời gian gần đây, việc gia nhập vào các tổ chức quốc tế làm tăng tính cạnh tranh, xuất hiện nhiều đối thủ lớn,… hoặc có thể thấy sự ảnh hƣởng rõ rệt từ những thay đổi chính sách của Nhà nƣớc mà đặc biệt là chính sách thuế, sự không ổn định trong hệ thống pháp luật cũng dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và cho cả NHTM.

Mô hình cho điểm tín dụng là mô hình định lƣợng sử dụng những đặc điểm quan sát đƣợc của ngƣời vay để tính ra một số điểm thể hiện xác suất vỡ nợ của một ngƣời xin vay hoặc để xếp những ngƣời vay vào những loại RRTD khác nhau, bao gồm ba loại chính: các mô hình xác suất tuyến tính, các mô hình logit, phân tích phân hạng tuyến tính. Bằng cách lựa chọn và kết hợp những đặc điểm kinh tế và tài chính khác nhau của ngƣời vay, ngân hàng có thể làm đƣợc những việc sau đây:

1. Xác định bằng con số những yếu tố nào quan trọng khi giải thích RRTD; 2. Đánh giá mức độ hay tầm quan trọng tƣơng đối của những yếu tố này; 3. Nâng cao tính chính xác trong việc đặt giá cho rủi ro vỡ nợ;

4. Cải thiện khả năng sàng lọc các đơn vay xấu;

5. Tạo điều kiện tốt hơn cho việc tính toán các khoản dự trữ cần thiết để đáp ứng những khoản mất mát khoản vay đƣợc dự tính trong tƣơng lai.

Lợi ích chủ yếu từ việc cho điểm tín dụng là những ngƣời cho vay tín dụng có thể dự báo chính xác hơn về hoạt động của một ngƣời vay mà không cần phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn. Theo một số chuyên gia về cho điểm tín dụng, với các mô hình cho điểm tín dụng khoản vay thƣơng mại có xem xét tất cả các thông số cần thiết về quản lý và đạt t lệ chính xác 85% tính bình quân, việc sử dụng những mô hình này đồng nghĩa với việc số vụ vỡ nợ và xóa nợ sẽ ít hơn cho các tổ chức cho vay thƣơng mại.

Để sử dụng các mô hình cho điểm tín dụng, nhà quản trị phải xác định đƣợc các thƣớc đo khách quan về kinh tế và tài chính đối với rủi ro cho một loại ngƣời vay cụ thể. Đối với nợ tiêu dùng, những đặc điểm khách quan trong một mô hình cho điểm tín dụng có thể bao gồm thu nhập, tài sản, tuổi tác, nghề nghiệp và nơi sinh sống. Đối với nợ thƣơng mại, những thông tin về dòng tiền và các hệ số tài chính nhƣ t lệ nợ/vốn chủ sở hữu thƣờng là những yếu tố quan trọng. Sau khi xác định đƣợc dữ liệu, kỹ thuật thống kê sẽ đƣợc sử dụng để lƣợng hóa hay chấm điểm xác suất rủi ro vỡ nợ, hoặc là phân loại rủi ro vỡ nợ.

1.2.4.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục khoản vay

Xuất phát từ nguyên lý đa dạng hóa để phân tán rủi ro ta xem xét kết cấu dƣ nợ tín dụng để xác định tình trạng tập trung tín dụng của ngân hàng. Kết cấu dƣ nợ đƣợc xem xét trên các tiêu chí:

- Thời hạn: t trọng giữa cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn trong tổng dƣ nợ;

- Loại tiền: t trọng giữa cho vay VNĐ, ngoại tệ trong tổng dƣ nợ;

- Khách hàng: t trọng giữa cho vay khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế (bao gồm cả khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ) trong tổng dƣ nợ;

- Ngành nghề: t trọng giữa cho vay ngành Thƣơng mại công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Kinh doanh các sản phẩm từ cây công và nông nghiệp; Sản xuất, gia công hàng da giày và dệt may; Khách hàng cá nhân; Xây dựng; Sản xuất, chế biến, KD lƣơng thực thực phẩm; Ngành khác trong tổng dƣ nợ;

Dựa vào kết cấu tín dụng xét theo từng tiêu chí trên kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng, thị trƣờng của ngân hàng và của khách hàng ta có thể đánh giá RRTD là cao hay thấp. Nếu dƣ nợ quá tập trung vào một doanh nghiệp, thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh, hoặc khu vực địa lý sẽ có rủi ro lớn.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả đƣợc toàn bộ gốc hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thƣờng là biểu hiện của yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiện RRTD cho ngân hàng.

Công thức tính tỷ lệ nợ quá hạn:

T lệ nợ quá hạn = Tổng nợ quá hạn X 100% Tổng dƣ nợ

T lệ nợ quá hạn cho biết chất lƣợng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ quá hạn trên 100 đồng cho vay.

Để có thể đánh giá đƣợc một cách chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta cần phải đánh giá kèm theo khả năng giải quyết các khoản nợ quá hạn.

Bởi vì, t lệ nợ quá hạn cao mà khả năng giải quyết nợ quá hạn cao thì khả năng ngân hàng gặp RRTD sẽ rất thấp. Và ngƣợc lại, ngân hàng sẽ gặp RRTD.

c. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu thƣờng đƣợc hiểu là các khoản nợ dƣới chuẩn, có thể dẫn đến không trả nợ nợ hoặc thu hồi vốn của chủ nợ. Nợ xấu có thể là nguyên nhân gia tăng rủi ro tín dụng trong trƣờng hợp ngân hàng không thu hồi đƣợc gốc và lãi của khoản vay. Nợ xấu càng cao càng làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Nợ xấu phản ánh rõ nét rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Hiện tại trên thế giới có nhiều khái niệm liên quan đến nợ xấu, điển hình một số khái niệm nhƣ:

- Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): BCBS không đƣa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong một số hƣớng dẫn về các thông lệ chung trong quản lý rủi ro tín dụng tại nhiều quốc gia, BCBS xác định khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: ngân hàng nhận thấy ngƣời vay không đủ khả năng trả nợ hoặc ngƣời vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày.

- Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS): chỉ ra rằng cần có bằng chứng khách quan để xếp khoản vay có dấu hiệu giảm giá trị. Trong trƣờng hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản đƣợc ghi nhận sẽ bị giảm xuống do những tổn thất do chất lƣợng nợ xấu gây ra. Nhìn chung IAS chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chƣa tới 90 ngày hoặc chƣa quá hạn dựa trên phƣơng pháp phân tích dòng tiền tƣơng lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng.

- Khái niệm nợ xấu của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF): Một khoản vay đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc và/hoặc lãi trên 90 ngày; các khoản thanh toán đến hạn dƣới 90 ngày tuy nhiên có dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngƣời vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ.

Nhìn chung, t lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng, phản ánh bao nhiêu đồng dƣ nợ đang bị phân loại vào nợ xấu trên

100 đồng dƣ nợ.

Công thức tính tỷ lệ nợ xấu:

T lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu X 100% Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này thể hiện tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũng nhƣ hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lƣợng của hoạt động tín dụng càng cao, rủi ro của các khoản vay của ngân hàng càng đƣợc giảm thiểu và ngƣợc lại.

d. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, cho biết ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu trong tổng vốn huy động, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau: Hiệu suất sử dụng vốn =

Tổng dƣ nợ

X 100% Tổng vốn huy động

- Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh già khả năng huy động vốn chƣa tốt.

- Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chƣa tốt, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt.

e. Tỷ lệ thu hồi lãi trên số phải thu

T lệ thu lãi phản ánh chất lƣợng của các khoản đầu tƣ tín dụng trong việc tạo ra thu nhập thực cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay.

Công thức tính t lệ thu hồi lãi trên số phải thu:

T lệ thu lãi = Tổng lãi đã thu X 100% Tổng lãi phải thu

Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng nhƣ tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)