Xử lý rủi ro, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 72 - 75)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.2.5. Xử lý rủi ro, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

2.2.5.1. Xử lý nợ

Để không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng trong điều kiện thị trƣờng nhiều biến động, nguy cơ rủi ro ngày càng tăng và giúp các cán bộ tín dụng tập trung vào khâu bán hàng, bộ phận Xử lý nợ tại chi nhánh đƣợc thành lập đã có những chỉ đạo sát sao và cụ thể đối với từng khách hàng vay vốn. MB Bắc Sài Gòn đã có nhiều cố gắng trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu tồn đọng thông qua các phƣơng thức để xử lý nợ chủ yếu nhƣ:

- Bán tài sản thu hồi nợ

- Cơ cấu nợ cho khách hàng. Đối với các khách hàng vẫn còn tiềm lực để trả nợ, có phƣơng án trả nợ khả thi tuy nhiên phƣơng án vay vốn hiện tại còn gặp một số vƣớng mắc nhƣ dòng tiền về chậm, đối tác đầu ra không thanh toán… MB Bắc Sài Gòn sẽ đánh giá lại toàn bộ khách hàng này và thực hiện cơ cấu nợ cho khách hàng. Việc cơ cấu nợ sẽ đƣợc thực hiện theo đúng thông tƣ 02/VBHN – NHNN theo đó các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tuy nhiên vẫn không trả đƣợc nợ theo thời hạn cơ cấu sẽ chuyển nhóm nợ cao hơn.

- Nhờ bên thứ ba là Công ty quản lý nợ Ngân hàng Quân đội (MB AMC) để xử lý nợ để đảm bảo công tác xử lý nợ chuyên nghiệp, nhanh chóng và thuận lợi cho các bên.

Tuy nhiên trong thực tế, các phƣơng thức này còn bộc lộ nhiều vƣớng mắc nhƣ:

- Trình độ, năng lực cán bộ xử lý nợ tại chi nhánh và công ty quản lý nợ còn nhiều hạn chế, chƣa thật sự nhạy bén với tình hình thực tế, còn chậm trễ trong việc đôn đốc khách hàng có dƣ nợ xấu;

- Các phƣơng án xử lý nợ không thể đáp ứng đầy đủ quy trình của MB do đó phải trình các cấp thẩm quyền cao hơn để xử lý, điều này gây mất nhiều thời gian và nguồn lực.

- Việc cơ cấu nợ cho khách hàng và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc trả nợ vay ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng phƣơng án xử lý nợ chỉ mang tính tình thế, nhằm trĩ hoãn việc chuyển nhóm nợ cho khách hàng. Thực tế khách hàng hoàn toàn không có phƣơng án trả nợ khả thi.

- Cơ sở pháp lý hồ sơ chƣa đầy đủ nhƣ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm gây khó khăn trong công tác xử lý nợ đặc biệt các trƣờng hợp thƣờng xuyên xảy ra nhƣ hợp đồng tín dụng chƣa đầy đủ pháp lý bị tuyên vô hiệu, thiếu giấy tờ sở hữu tài sản, giá cả tài sản, thời hạn bán tài sản, tranh chấp tài sản của khách hàng. Điều này dẫn đến việc bán tài sản để xử lý nợ không dễ dàng.

- Một vấn đề khác xảy ra thƣờng xuyên đó là vấn đề về thái độ và sự hợp tác của khách hàng. Khi khách hàng đã phát sinh xấu, nhiều trƣờng hợp khách hàng chây ì, không hợp tác với ngân hàng để xử lý hoặc cố tình gây khó dễ với cán bộ tín dụng. Điều này gây khó khăn cho MB Bắc Sài Gòn trong công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

- Bên cạnh đó, hành lang pháp lý của nhà nƣớc còn nhiều vƣớng mắc nhƣ việc khiếu kiện khách hàng còn nhiều thủ tục rƣờm rà, mất thời gian và nhiều trƣờng hợp tài sản thế chấp đã không còn khi có quyết định của tòa án. Mặt khác, hành lang pháp lý hiện tại chƣa thực sự bảo vệ quyền lợi của ngân hàng và chồng chéo giữa nhiều bộ luật dẫn đến chậm quá trình xử lý nợ của ngân hàng hoặc không thể xử lý đƣợc.

Điều này đã làm cho công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của MB Bắc Sài Gòn trở nên chậm trễ, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản trị rủi ro tại Chi nhánh. Chính vì vậy trong thời gian tới, công tác này cần đƣợc MB Bắc Sài Gòn quan tâm và sát sao hơn nữa.

2.2.5.2. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đƣợc thực hiện theo quy định của NHNN và theo hƣớng dẫn của MB (xem phụ lục 2.17).

T lệ trích dự phòng rủi ro/tổng dƣ nợ của MB giảm dần qua các năm, thấp nhất là 1,11% năm 2015. Điều này cho thấy, hiệu quả công tác quản trị rủi ro của MB Bắc Sài Gòn đã ngày càng đƣợc cải thiện, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh.

Cụ thể hơn, phụ lục 2.18 cho thấy: mặc dù tổng dƣ nợ của Chi nhánh đều tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2015 so với 2014 là 26,92% tƣơng ứng 951,78 t VNĐ nhƣng trích dự phòng rủi ro lại giảm ở các năm 2013, 2014 trong đó giảm mạnh nhất là năm 2013 so với 2012 với 69,36% tƣơng ứng 112,67 t VNĐ. Năm 2015, tuy trích dự phòng rủi ro có tăng so với năm 2014 nhƣng mức tăng khá nhẹ 4,18% tƣơng ứng 1,99 t VNĐ; song song đó, t lệ tổng dƣ nợ năm 2015 so với 2014 lại tăng mạnh 26,92%, do đó t lệ trích dự phòng rủi ro/tổng dƣ nợ của Chi nhánh năm 2015 vẫn ở mức thấp nhất trong giai đoạn này.

b. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro/tổng chi phí

T lệ trích dự phòng rủi ro/tổng chi phí của MB Bắc Sài Gòn có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn này, đạt thấp nhất là 5,54% năm 2013, cho thấy hiệu quả công tác quản trị rủi ro của MB Bắc Sài Gòn đang dần đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, khi xem xét giữa các năm thì t lệ này lại có sự tăng, giảm khác nhau, trong đó: năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 từ 20,31% xuống còn 5,54%, sang năm 2014 t lệ này lại tăng lên 10,69%, sau đó năm 2015 lại giảm nhẹ xuống 9,51%. Do trích dự phòng rủi ro của Chi nhánh có xu hƣớng giảm, nhất là năm 2013 giảm 69,36% tƣơng ứng 112,67 t VNĐ so với năm 2012 nên t lệ trích dự phòng rủi ro/tổng chi phí cũng giảm rất mạnh. Nhƣng năm 2014 lại tăng cao mặc dù trích dự phòng rủi ro của Chi nhánh vẫn giảm, nguyên nhân chính là do tổng chi phí hoạt động của MB Bắc Sài Gòn cũng giảm trong năm này. Hơn nữa, tốc độ giảm của tổng chi phí lại rất mạnh, đặc biệt là năm 2014 giảm 50,39% tƣơng ứng 452,5 t VNĐ so với năm 2013, lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của trích dự phòng rủi ro.

Tuy nhiên, năm 2015 do nhu cầu hoạt động kinh doanh, tổng nguồn vốn huy động và tổng dƣ nợ đều có sự tăng trƣởng mạnh mẽ so với năm 2014, lần lƣợt là 46,19% và 26,92% (chi tiết xem phụ lục 2.3 và 2.18), nhƣng Chi nhánh đã có sự

kiểm soát và điều chỉnh hợp lý hơn, tổng chi phí và trích dự phòng rủi ro vẫn tăng, song tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều, lần lƣợt là 17,13% và 4,18%. Đồng thời ta cũng thấy rằng, tốc độ tăng của tổng chi phí là lớn hơn tốc độ tăng của trích dự phòng rủi ro, chính vì vậy mà t lệ trích lập dự phòng rủi ro/tổng chi phí vẫn giảm trong năm này. Bảng 2. 2. So sánh trích lập dự phòng của MB Bắc Sài Gòn giai đoạn 2012 – 2015 Đơn vị tính: tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Năm 2015 so với 2014 (Δ) % (Δ) % (Δ) % Tổng dƣ nợ 75,28 2,31 202,96 6,09 951,78 26,92 Tổng chi phí 98,37 12,30 -452,5 -50,39 76,32 17,13 Dự phòng rủi ro -112,67 -69,36 -2,13 -4,28 1,99 4,18 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết quả này có đƣợc là do MB đã nỗ lực thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về t lệ đảm bảo an toàn, tài sản “Có” rủi ro của các cam kết ngoại bảng, giới hạn tín dụng đối với khách hàng, t lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài hạn,… theo đúng quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)