Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 104 - 106)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD. Trong đó, Cán bộ tín dụng đƣợc coi là những ngƣời đầu tiên bảo vệ ngân hàng trƣớc những thiệt hại về tín dụng. Do đó, để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhất là trong công tác quản trị RRTD, MB Bắc Sài Gòn cần tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ tín dụng làm việc trong một môi trƣờng đầy rủi ro. Cụ thể MB cần tăng cƣờng quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ tín dụng:

- Đề ra các yêu cầu cụ thể về đạo đức nghề nghiệp

Cán bộ tín dụng phải có kỹ năng, khả năng nhận biết sớm những dấu hiệu rủi ro và tuân thủ quy tắc đạo đức nhƣ sau:

+ Không đƣợc tham gia các hoạt động kinh doanh bị cấm;

+ Không đƣợc sử dụng thông tin, chỉ đạo nội bộ để phục vụ cho bất kỳ một tổ chức khác không phải là Ngân hàng hoặc mục đích cá nhân;

+ Thực hiện các công việc đƣợc giao với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, minh bạch và công khai;

+ Không sử dụng nguồn lực của ngân hàng cho mục đích cá nhân. Tự chịu trách nhiệm cá nhân trong tất cả các quyết định mà mình tham gia.

MB Bắc Sài Gòn cần bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ tín dụng có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

Đồng thời, thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng, hạn chế sức ỳ và tạo cho cán bộ tín dụng sự ham thích trong công việc.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp

Thực hiện đào tạo định kỳ và thƣờng xuyên để trang bị cho cán bộ tín dụng các kiến thức mới về kinh tế, luật pháp, các chính sách liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, phát mại tài sản; các kiến thức về tín dụng nhƣ các loại hình tín dụng, RRTD, quy trình tín dụng từ khi nhận hồ sơ, phê chuẩn, giải ngân đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi đã giải ngân, các kỹ thuật thẩm định dự án đầu tƣ, đánh giá khách hàng; các kỹ năng nghề nghiệp nhƣ kỹ năng phân tích công việc và xây dựng bản mô tả công việc...

- Phát triển các kỹ năng cá nhân

Kỹ năng cá nhân hay còn gọi là kỹ năng xã hội cũng là nhóm kỹ năng quan trọng tạo nên năng lực tổng thể của cán bộ, giúp cán bộ hoàn thành hiệu quả công việc đƣợc giao. Kỹ năng cá nhân bao gồm nhiều khía cạnh, và đƣợc chia thành 3 nhóm chính là: Tổ chức thực hiện công việc, quản lý các mối quan hệ và khả năng quản lý thái độ đối với công việc. Kỹ năng giao tiếp và giải quyết các vấn đề là kỹ năng xuyên suốt trong cả 3 nhóm kỹ năng trên.

- Xây dựng chế độ đánh giá, lương, thưởng và kỷ luật dựa trên chất lƣợng

tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện và phải đƣợc sự thống nhất cũng nhƣ thực hiện nghiêm túc triệt để; từ đó, mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 104 - 106)