7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.2.4. Kiểm soát, giảm thiểu rủi ro
Hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc ban điều hành của MB có chức năng và nhiệm vụ chính là: Kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chuyên môn, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng. Công tác kiểm tra việc tuân thủ của MB Bắc Sài Gòn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục bằng nhiều hình thức nhƣ giám sát từ xa, kiểm tra trực tiếp định kỳ, kiểm tra đột xuất. Điều này giúp nâng cao việc tuân thủ các quy định của MB Bắc Sài Gòn từ đó đƣa ra cho ban lãnh đạo các cảnh báo rủi ro liên quan đến danh mục khách hàng tại chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ vẫn chƣa thực sự đƣợc chú trọng, việc thực hiện các quy định còn mang tính đối phó. Cụ thể:
- Năng lực trình độ của các cán bộ kiểm tra còn hạn chế nhất là về mặt thực tiễn, quá máy móc vào các quy định do đó việc đƣa ra các sai phạm chủ yếu dựa trên quy trình, ít liên hệ với thực tiễn dẫn đến chƣa thể đáp ứng đƣợc vai trò cảnh báo trƣớc rủi ro cho chi nhánh.
- Vẫn còn tâm lý cả nể, sợ ảnh hƣởng đến các mối quan hệ nội bộ do đó kết quả đƣợc phản ánh trên các biên bản kiểm tra nội bộ còn chƣa đầy đủ và phản ánh đƣợc bao quát toàn bộ tình hình tuân thủ của chi nhánh.
- Chƣa có chế tài nghiêm khắc cho các vấn đề chƣa tuân thủ mang tính trọng yếu liên quan đến quy trình, quy định của MB. Hầu hết kiến nghị chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, cảnh báo, do đó chƣa thể quán triệt toàn bộ sai phạm tại chi nhánh.
chƣa đƣợc cảnh báo rộng rãi trên toàn hệ thống, do đó chƣa cảnh báo cho hệ thống nhằm hạn chế các lỗi phát sinh tƣơng tự, đặc biệt các lỗi trọng yếu.
- Các vấn đề phát hiện chủ yếu ở quy mô nhỏ, chƣa tổng hợp lại trên toàn hệ thống. Do đó các phát hiện chƣa đóng góp nhiều vào việc hoàn thiện quy trình của MB.
Đối với hoạt động kiểm soát rủi ro tại chi nhánh, cán bộ tín thực hiện hầu hết các nội dung giám sát tín dụng tại Chi nhánh nhƣ: Giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng, mục đích sử dụng vốn, hồ sơ giải ngân... Thƣờng xuyên gặp gỡ khách hàng, thu thập các báo cáo định kỳ hàng tháng, quý nhƣ báo cáo tài chính, báo cáo số liệu tài khoản chi tiết các khoản mục nhƣ hàng tồn kho, khoản phải thu, tờ khai VAT… và tham quan thực tế từ đó theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng làm cơ sở cho vay và thu hồi nợ đối với các khách hàng này. Tuy nhiên công tác giám sát sau tại chi nhánh còn nhiều tồn tại:
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ tín dụng và các cấp quản lý chƣa nắm đƣợc tầm quan trọng của công tác kiểm soát sau tín dụng, do đó chƣa đốc thúc triệt để và nâng cao công tác kiểm soát sau tín dụng tại chi nhánh, công tác kiểm soát sau còn mang nhiều tính chất đối phó với các quy định của MB.
- Nhiều trƣờng hợp chất lƣợng kiểm soát sau chƣa đạt yêu cầu do năng lực của cán bộ còn non yếu, chƣa có nhiều kinh nghiệm do đó chƣa phát hiện đƣợc các rủi ro nhƣ khách hàng đã ngừng hoạt động, khách hàng di trú khỏi địa phƣơng…
- Các phát hiện sai phạm của các đoàn kiểm tra nội bộ của Khối kiểm tra – kiểm soát nội bộ tại chi nhánh thƣờng xuyên và liên tục. Tuy nhiên việc sử dụng kết quả của đoàn kiểm tra nội bộ chƣa đƣợc sử dụng triệt để trong công tác quản trị nội bộ và quản lý khách hàng. Chi nhánh thƣờng khắc phục bằng cách đối phó và không có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Do đó công tác kiểm soát sau tại chi nhánh thƣờng lặp lại các lỗi tƣơng tự và chƣa có dấu hiệu khắc phục.
2.2.4.1. Quản trị rủi ro tín dụng qua quy trình cho vay
Để có đƣợc quyết định tài trợ đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng và khách hàng, thì hoạt động tín dụng phải tuân thủ theo quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng tại MB bao gồm tám bƣớc đƣợc xây dựng theo hƣớng end-to-end (từ lúc bắt đầu tới khi thu hồi nợ của KH) (chi tiết về
quy trình xem thêm phụ lục 2.11). Theo đó, việc xây dựng chi tiết từng đầu mục công việc nhằm giúp phân định rõ trách nhiệm của từng khâu và từng cá nhân tham gia vào quy trình tín dụng.
Tuy nhiên, việc áp dụng tại MB Bắc Sài Gòn còn gặp nhiều khó khăn do quy trình tín dụng hệ thống MB đang áp dụng đƣợc xây dựng chung cho tất cả các đối tƣợng, lĩnh vực, ngành nghề. Việc áp dụng quy trình tại MB Bắc Sài Gòn chƣa thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện sai các bƣớc trong quy trình nhƣ: thẩm định phƣơng án vay vốn chƣa chặt chẽ, khách hàng không đủ điều kiện về tài sản thế chấp, không đủ năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm soát sau tín dụng sơ sài…
Bên cạnh đó, đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh, cán bộ tín dụng đồng thời là cán bộ thẩm định hồ sơ, không chuyển qua bộ phận thẩm định tại trung tâm thẩm định khu vực phía Nam do đó không có tính độc lập, phụ thuộc vào ý kiến của ban lãnh đạo chi nhánh đặc biệt các hồ sơ đƣợc chỉ định hoặc quen biết. Mặc dù đây là những khoản vay có giá trị nhỏ hoặc rủi ro thấp, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro cho chi nhánh.
Mặt khác, để đảm bảo chất lƣợng phục vụ khách hàng đòi hỏi tất cả các bộ phận tham gia vào quy trình tín dụng bao gồm bán hàng, hỗ trợ phải có sự phối hợp nhịp nhàng. Tuy nhiên thực tế trong nhiều trƣờng hợp chƣa có sự thống nhất, thủ tục còn rƣờm rà, việc kiểm soát hồ sơ còn chồng chéo tại nhiều bộ phận dẫn đến kéo dài thời gian phục vụ, gây ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
Tất cả những điều trên một phần do thiếu tinh thần trách nhiệm, hạn chế về trình độ hoặc có những quan hệ cá nhân mà cán bộ tín dụng đã làm sai các công đoạn của quy trình tín dụng. Do đó khi các khoản tín dụng có biểu hiện tiêu cực thì khó khăn trong công tác thu hồi vốn. Mặc dù, những vụ việc này xảy ra không nhiều và Ban lãnh đạo cũng đã có những biện pháp xử lý kịp thời để chấn chỉnh. Chính vì vậy, vấn đề đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng trong thời gian tới cần đƣợc MB Bắc Sài Gòn quan tâm và có biện pháp nâng cao hơn nữa.
2.2.4.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay
a. Bộ máy cho vay
Bộ máy cho vay tại chi nhánh bao gồm: cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng, bộ phận xử lý nợ, cấp phê duyệt. Mỗi một bộ phận của Bộ máy cho vay chịu trách nhiệm về nhiệm vụ và chức năng của mình và cùng có những trách nhiệm chung sau:
- Thƣờng xuyên cập nhật, nghiên cứu thực hiện đúng các quy định của Pháp luật và quy trình của MB liên quan đến nghiệp vụ cho vay.
- Trực tiếp hoặc đề xuất với cấp trên giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác cho vay.
- Báo cáo giải trình những vấn đề liên quan tới nghiệp vụ cho vay khi đƣợc yêu cầu bởi các cấp có thẩm quyền.
- Chịu trách nhiệm về việc xét duyệt cho vay và quản lý khách hàng vay. Đề xuất hoặc quyết định cho vay trong và trên mức phán quyết. Liên đới hoặc miễn trừ trách nhiệm trong những trƣờng hợp cần thiết.
Việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ máy cho vay sẽ giúp chi nhánh có đƣợc quyết định tài trợ đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn vốn. Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng của môi trƣờng khiến cho việc cập nhập nhật kiến thức về xã hội, về thị trƣờng của cán bộ tín dụng MB Bắc Sài Gòn còn hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng không phân tích đƣợc đầy đủ khả năng quản lý kinh doanh, báo cáo tài chính một cách chính xác nên chƣa đánh giá đƣợc năng lực thực sự của khách hàng, khi họ kinh doanh thua lỗ sẽ kéo Ngân hàng vào cuộc cùng hứng chịu tổn thất. Mặt khác, việc bổ nhiệm hay luân chuyển cán bộ tín dụng qua các chi nhánh khác diễn ra thƣờng xuyên và liên tục. Các nhân sự mới tuyển dụng chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tế hoặc chƣa nắm vững quy định của MB. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng trong thời gian tới cũng rất cần đƣợc Ban lãnh đạo MB Bắc Sài Gòn quan tâm. Nếu cán bộ tín dụng có kiến thức sẽ phân tích tốt tình hình thị trƣờng, giá cả, cung, cầu; đồng thời từ những kinh nghiệm có đƣợc, cán bộ tín dụng có thể tƣ vấn cho khách
hàng tránh đƣợc thiệt hại trong kinh doanh, tiền vay của Ngân hàng mới tránh đƣợc rủi ro.
b. Quy định về tài sản thế chấp
Ngày 08/02/2011, MB có quyết định số 50/QĐ-MB của Chủ tịch HĐQT quy định về TSBĐ tại MB. TSBĐ đƣợc định nghĩa là tài sản của khách hàng hoặc bên thứ ba dùng để đảm bảo các nghĩa vụ tài chính của khách hàng vay với MB. Đây là quy định chung nhất và cơ sở để nhận tài sản bảo đảm trong toàn hệ thống MB. Theo đó, việc nhận TSBĐ đƣợc quy định theo từng danh mục TSBĐ đƣợc nhận và không đƣợc nhận, các điều kiện về nhận tài sản thế chấp nhƣ điều kiện nhận TSBĐ, điều kiện về tính chất sở hữu, điều kiện về nguồn gốc tài sản, nguyên tắc định giá tài sản, cách thức xác định quyền sở hữu, tính thanh khoản, các yêu cầu bắt buộc về bảo hiểm, mối quan hệ giữa khách hàng và bên bảo lãnh, hình thức bảo đảm, danh mục tài sản đƣợc nhận và không đƣợc nhận, chủ sở hữu, cách thức xử lý tái sản bảo đảm… nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để thu hồi nợ (xem thêm Các biện pháp bảo đảm tiền vay tại phụ lục 2.12).
Các quy định trên giúp cán bộ rín dụng có thể định giá tài sản và xác định mức cho vay phù hợp để đảm bảo quản lý RRTD.
2.2.4.3. Quản trị rủi ro tín dụng qua “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”
Hệ thống xếp hạng nội bộ tín dụng do Ngân hàng TMCP Quân đội xây dựng và áp dụng cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống ngân hàng của mình, bao gồm các mô hình chấm điểm đối với các nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân. Hệ thống này khi hoàn chỉnh sẽ cho phép MB thực hiện việc xếp hạng toàn bộ các khách hàng vay vốn dựa trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố nhƣ đặc điểm về loại hình sở hữu và lĩnh vực hoạt động. Tùy theo tổng số điểm đạt đƣợc mà mỗi khách hàng sẽ đƣợc xếp vào một trong 10 nhóm tƣơng ứng với các mức độ rủi ro từ thấp lên cao là AAA, AA, A, BBB, BB, BB, CCC, CC, CC, D (chi tiết xem phụ lục 2.13).
Để đảm bảo kết quả phản ánh kịp thời, thực tế và hợp lý mức độ rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ đƣợc định kỳ xem xét và đánh giá nhằm đƣa ra những điều chỉnh và cập nhập cần thiết đối với hệ thống. Hiện nay, MB đã hoàn
thành xong việc xây dựng bộ giá trị chuẩn cho từng ngành, quy mô và đối tƣợng khách hàng cụ thể (chi tiết xem phụ lục 2.14, 2.15 và 2.16).