Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 109 - 152)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

Tại các nƣớc phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phƣơng đến trung ƣơng, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin đƣợc tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định đƣợc khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm đƣợc thời gian và chi phí tìm kiếm.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà chƣa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác thông tin chƣa đƣợc tin học hóa mà chủ yếu lƣu trữ dƣới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát. Do vậy các NHTM thƣờng không có đƣợc đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng.

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là nơi cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà Trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chƣa đáp ứng đƣợc cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM. Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp. Để làm đƣợc điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc; liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nƣớc ngoài để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chƣa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hƣớng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ

chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại RRTD doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế RRTD, tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh NHNN nhƣ hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Cùng với mục tiêu của MB là trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, MB Bắc Sài Gòn luôn định hƣớng là chi nhánh điển hình trong toàn hệ thống. MB Bắc Sài Gòn luôn nỗ lực thực hiện tốt các kế hoạch đƣợc giao về doanh thu, lợi nhuận, dƣ nợ... Bên cạnh đó, công tác quản lý và hạn chế rủi ro đƣợc MB Bắc Sài Gòn xác định là rất quan trọng và đƣợc quán triệt nhƣ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Hiện tại, MB Bắc Sài Gòn đã thực hiện tốt các quy trình, chính sách về việc cấp tín dụng và quản lý rủi ro của NHNN, của ban điều hành MB đã đƣa lại các kết quả rất tự hào.

Tuy nhiên vì một số lý do vừa khách quan, vừa chủ quan mà tại Chi nhánh còn tồn tại một số vấn đề nhƣ trình bày ở chƣơng 2. Tác giả hi vọng với các giải pháp đƣợc đề xuất sau khi đã đƣợc nghiên cứu kỹ thực trạng tại MB Bắc Sài Gòn sẽ giúp Chi nhánh ngày càng phát triển hơn trong việc phát triển kinh doanh nói chung và quản trị RRTD nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, các NHTM không chỉ đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận mệnh vƣơn rộng ra khu vực và thế giới. Điều đó đòi hỏi mỗi NHTM phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý ngân hàng theo các

quy chuẩn quốc tế; đặc biệt trong công tác quản trị RRTD phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, tăng cƣờng về chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả, có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra đối với mỗi một tổ chức tài chính trung gian.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu với các căn cứ lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ những lý luận về tín dụng, RRTD, quản

trị RRTD

Thứ hai, phân tích và đánh giá một cách sâu sắc công tác quản trị RRTD ở

Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn; đồng thời, chỉ rõ kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của MB Bắc Sài Gòn.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất đƣợc các giải pháp quản trị RRTD tại MB Bắc Sài Gòn và đƣa ra một số kiến nghị đối với NHNN, đối với Ngân hàng TMCP Quân đội nhằm hạn chế đƣợc RRTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động.

Mặc dù, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu, phân tích trong một số vấn đề tín dụng của chi nhánh ngân hàng, tuy nhiên, các giải pháp và khuyến nghị cũng sẽ có ý nghĩa thiết thực và mang tính thực tiễn đối với các cơ quan quản lý cũng nhƣ những các tổ chức tín dụng khác. Với những lý thuyết đã nghiên cứu đƣợc về nghiệp vụ tín dụng, RRTD ngân hàng và các số liệu đã thu thập đƣợc về tình hình cho vay, huy động, dƣ nợ tín dụng từ MB Bắc Sài Gòn, đề tài nghiên cứu “Quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Bắc Sài Gòn” đã giải quyết đƣợc phần nào tính cấp thiết trong việc hạn chế RRTD của

các NHTM. Từ đó, tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để xây dựng MB Bắc Sài Gòn nói riêng và Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung ngày càng phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

3. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Bắc Sài Gòn 2012, 2013, 2014, 2015, Báo cáo tài chính, Báo cáo tín dụng, Tài liệu QLRR nội bộ.

4. Nguyễn Minh Kiều 2009, Quản trị rủi ro tài chính, nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Minh Kiều 2011, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, nxb Tài chính, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tiến 2002, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tiến 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nxb Thống kê.

8. Nguyễn Văn Tiến 2013, Giáo trình tín dụng ngân hàng, nxb Thống kê. 9. Peter S.Rose 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, nxb Tài chính 2001. 10. Phạm Quang Trung 2006, “Kiểm soát nợ khó đòi nhìn từ góc độ ngân hàng",

Tạp chí ngân hàng, số 4.

11. Phan Đức Quang 2006, “Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay đối với các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế", Tạp chí ngân hàng, số 11.

12. Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung, 2003, 2005.

13. Quy định về các t lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

14. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ban hành ngày 04/6/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

15. Trần Văn Thái 2005, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nxb Đại học Cần thơ, Cần Thơ.

Tiếng Anh: Allan Willett, The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia: University of Pensylvania Press, USA. 1951, p. 6.

PHỤ LỤC Phụ lục 1.1. Phân loại tín dụng ngân hàng 1. Căn cứ theo mục đích cho vay

Căn cứ vào mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể chia thành:

- Tín dụng công nghiệp và thương mại: Là loại hình cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ.

- Tín dụng nông nghiệp: Là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

- Tín dụng bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản, nhà ở đất đai.

2. Căn cứ theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể chia thành:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn đến 12 tháng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Tín dụng trung hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 5 năm (có thể khác nhau ở mỗi nƣớc). Tín dụng trung hạn chủ yếu đƣợc sử dụng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh…

- Tín dụng dài hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn từ trên 5 năm, có thể kéo dài đến 20-30 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Tín dụng dài hạn đƣợc cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng nhà ở, các thiết bị, phƣơng tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xi nghiệp mới…

3. Căn cứ theo khách hàng vay vốn

- Tín dụng đối với cá nhân: Là loại hình cho vay để bù đắp nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo mục đích sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ của cá nhân.

- Tín dụng đối với tổ chức/doanh nghiệp: Là loại hình cho vay để phục nhu cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

4. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, hoạt động tín dụng có thể chia thành:

- Tín dụng không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Loại hình cho vay này thƣờng chỉ đƣợc áp dụng đối với một số khách hàng tốt nhất và đã có quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng.

- Tín dụng có bảo đảm: Là loại hình cho vay mà ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm nhƣ thế chấp cầm cố tài sản hoặc phải có sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Loại hình cho vay này thƣờng áp dụng đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.

5. Căn cứ vào phƣơng pháp hoàn trả

Căn cứ vào phƣơng pháp hoàn trả của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể chia thành:

- Tín dụng có thời hạn: Là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng, bao gồm: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ, cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ.

- Tín dụng không có thời hạn cụ thể: Đối với loại cho vay này ngân hàng có thể yêu cầu hoặc ngƣời đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhƣng phải báo trƣớc một thời gian hợp lý, thời gian này có thể thảo thuận trong hợp đồng.

6. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng

- Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho ngƣời có nhu cầu vốn đồng thời ngƣời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Tín dụng gián tiếp: Là loại hình cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các NHTM thƣờng cho vay gián tiếp theo các loại sau: Chiết khấu thƣơng phiếu, mua các giấy tờ có giá, bao thanh toán (mua các khoản phải thu).

Phụ lục 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và tình hình nhân sự của MB Bắc Sài Gòn

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của MB Bắc Sài Gòn 1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng Khách hàng cá nhân (KHCN) thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân của ngân hàng.

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) thực hiện các dịch vụ ngân hàng (bao gồm cả các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại) cho các khách hàng là doanh nghiệp/tổ chức của ngân hàng.

- Bộ phận Hỗ trợ và Hành chính tổng hợp (HT&HCTH) là Bộ phận nghiệp vụ thực hiện công tác soạn thảo các văn kiện tín dụng, hạch toán các khoản vay thuộc thẩm quyền giải ngân tại CN, lƣu trữ hồ sơ tín dụng; Thực hiện công tác quản trị, hành chính, văn phòng, công tác bảo vệ an ninh an toàn phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc, quy định của Ngành và của MB.

- Phòng Dịch vụ khách hàng là phòng nghiệp vụ thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ ngân quỹ, huy động vốn… một cách kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng, chính xác theo đúng quy định của Nhà nƣớc, của nội bộ Ngân hàng về chế độ thống kê kế toán. Đồng thời, lập và gửi báo cáo thuế, thực hiện công tác quyết toán thuế của toàn Chi nhánh.

- Các Phòng Giao dịch là đơn vị trực thuộc MB Bắc Sài Gòn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, huy động vốn, tƣ vấn cho khách

Các Phòng Giao dịch Phòng DVKH Phòng KHCN Phòng KHDN Bộ phận Hỗ trợ &HCTH Ban giám đốc

hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của MB, cấp tín dụng theo đúng quy định của NHNN, của ngành và chỉ đạo của MB.

2. Đôi nét về tình hình nhân sự của chi nhánh

- Tính đến thời 31/12/2015 toàn chi nhánh có 165 nhân sự, đủ đảm bảo số lƣợng nhân sự so với định biên kế hoạch hoạt động do Ban lãnh đạo ban hành trong năm. Nhìn chung số lƣợng nhân sự tại chi nhánh không biến động nhiều, bình quân tăng 4% qua các năm. Trong đó chủ yếu nhân sự tại bộ phận bán hàng chiếm 50% nhân sự tại chi nhánh. Số lƣợng nhân sự tại bộ phận bán hàng biến động nhiều trong năm 2015, tăng 13 nhân sự tƣơng đƣơng với 19% so với năm 2014. Ngoài ra, nhân sự tại các bộ phận hỗ trợ, thẩm định giảm mạnh trong năm 2014 và 2015. Nguyên nhân do MB tiến hành việc thực hiện thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ tập trung (Xem

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 109 - 152)