Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 82 - 90)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Về phía ngân hàng

-Công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB và Chi nhánh chưa chặt chẽ

Ban lãnh đạo ngân hàng chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ tầm quan trọng của chính sách quản trị rủi ro tín dụng. Việc ban hành các chính sách, quy định đƣợc thực hiện trên toàn bộ hệ thống tuy nhiên còn mang tính tự phát, một số văn bản còn xa rời thực tế, chƣa hệ thống đƣợc đầy đủ các văn bản ban hành đảm bảo tính thống nhất và dễ dàng cho ngƣời thực hiện. Mặt khác việc giải quyết các vƣớng mắc của chi nhánh còn thiếu tính nhất quan giữa các khối phòng ban, gây mất nhiều thời gian và nguồn lực để xử lý và ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh. Điều này phần nào chứng tỏ hạn chế về nguồn lực của các Khối phòng ban Hội sở trong việc xây dựng chính sách tín dụng, quy trình và sản phẩm chƣa đƣợc ban lãnh đạo quan tâm và giải quyết triệt để nhƣ hạn chế về nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm cảnh báo rủi ro... Bên cạnh đó cũng cho thấy công tác phối hợp giữa các phòng ban hội sở chƣa thực sự nhịp nhàng, còn đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, thiếu sự đồng bộ trong việc trả lời vƣớng mắc của chi nhánh dẫn đến việc thực hiện và xử lý rủi ro tín dụng còn nhiều tồn tại.

Ban lãnh đạo chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc cơ chế quản trị rủi ro một cách toàn diện và phù hợp với tình hình hoạt động và mục tiêu của chi nhánh. Do đó hiện tại Chi nhánh vẫn chƣa có chính sách quản trị rủi ro riêng, chƣa có phƣơng pháp dự báo và nhận biết rủi ro hữu hiệu và phƣơng thức xử lý rủi ro đảm bảo nhanh chóng,

hiệu quả. Chính sách quản trị rủi ro chủ yếu phụ thuộc vào các khối phòng ban hội sở. Điều này phần nào chứng tỏ ban lãnh đạo chi nhánh chƣa có sự quan tâm đúng mực tới công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh.

Công tác kiểm soát quá trình tác nghiệp của các cá nhân tham gia vào quy trình tín dụng chƣa thực sự chặt chẽ đặc biệt công tác kiểm soát sau tại chi nhánh. Việc đôn đốc, giám sát quá trình này chƣa thực hiện thƣờng xuyên, chủ yếu mang tính đối phó hoặc chƣa có sự quan tâm đúng mực. Điều này dễ dẫn đến rủi ro cho chi nhánh nhất là thực trạng tại chi nhánh công tác dự báo, nhận biết rủi ro còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, việc quán triệt, cảnh báo các vi phạm tại chi nhánh chƣa thực hiện một cách toàn diện và triệt để. Chế tài xử lý các vi phạm của hệ thống kiểm soát nội bộ và Chi nhánh còn lỏng lẻo, chƣa đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định của cán bộ nhân viên.

-Đội ngũ nhân sự tại MB và chi nhánh chưa đáp ứng về chất lượng và số lượng

Để có cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ từ quy trình, chính sách tín dụng, công tác dự báo, nhận biết và xử lý rủi ro cần phải đƣợc rà soát và cải tiến một cách đồng bộ từ Hội sở đến MB Bắc Sài Gòn. Tuy nhiên thực trạng hiện tại đội ngũ nhân sự tại các cơ quan này chƣa đảm bảo việc thực hiện một cách nhanh chóng, triệt để.

Thứ nhất, đối với nhân sự tại các cơ quan Hội sở nhƣ Khối quản trị rủi ro, Khối khách hàng lớn, Khối khách hàng vừa và nhỏ, Khối khách hàng cá nhân,.... số lƣợng nhân sự tại các đơn vị này tƣơng đối lớn tuy nhiên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại khi số lƣợng các chi nhánh và các phòng giao dịch ngày càng tăng trong khi hầu nhƣ số lƣợng cán bộ nhân viên tại các khối này không có nhiều biến động. Đặc biệt các Khối nhƣ Khối thẩm định và Khối vận hành tác nghiệp thƣờng xuyên và liên tục với chi nhánh qua Trung tâm thẩm định và Trung tâm hỗ trợ, tuy nhiên số lƣợng nhân sự các trung tâm này chƣa đủ đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, vẫn còn thƣờng xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, nhìn chung tại các cơ quan hội sở các cán bộ đƣợc đào tạo chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn không nhiều để giải quyết nhanh chóng và kịp thời các vƣớng mắc của chi nhánh trong quá trình tác nghiệp, do đó gây khó khăn trong quá trình cấp tín dụng với khách hàng.

Số lƣợng nhân sự tại Chi nhánh chƣa đảm bảo tình hình hoạt động hiện tại của Chi nhánh: Số lƣợng nhân sự qua các năm ít biến động trong khi dƣ nợ biến động lớn về giá trị và cơ cấu khách hàng. Có thể thấy rõ năm 2015, số lƣợng nhân sự tăng 8 ngƣời tƣơng đƣơng với 5% tổng nhân sự tại chi nhánh. Trong đó, thay đổi nhiều nhất là bộ phận bán hàng tăng 13 ngƣời tƣơng đƣơng 19% so với năm 2014. Tuy nhiên, trên thực tế dƣ nợ trong năm 2015 lại tăng đến 951 t đồng, tăng 26% so với năm 2014. Tốc độ tăng nhân sự còn ở mức thấp và không đảm bảo cho nhu cầu phát triển của chi nhánh. Điều này tạo ra áp lực công việc rất lớn đối với nhân sự tại chi nhánh đặc biệt là các bộ phận tín dụng, từ đó dễ xảy ra tình trạng làm việc quá tải và không đáp ứng kịp yêu cầu công việc. Trong khi kết cấu dƣ nợ theo cơ cấu khách hàng tại chi nhánh lại có sự thay đổi đáng kể, dƣ nợ KHCN tăng mạnh trong năm 2014 và không thay đổi nhiều so với năm 2015. Việc tăng trƣởng mạnh KHCN đòi hỏi chi nhánh phải có nguồn nhân lực dồi dào vừa đảm bảo mức tăng trƣởng KHCN ổn định đồng thời quản lý khách hàng chặt chẽ. Điều này phần nào chứng minh nợ quá hạn của nhóm đối tƣợng khách hàng này có xu hƣớng tăng lên.

Bên cạnh đó, ngoài thực hiện các công việc theo quy trình tín dụng, cán bộ tín dụng tại chi nhánh đang phải thực hiện rất nhiều công việc khác đột xuất, định kỳ hàng tháng/ quý nhằm mục đích phục vụ công tác quản trị cho ban lãnh đạo chi nhánh và ban lãnh đạo ngân hàng nhƣ các báo cáo khách hàng quá hạn/ nợ xấu, báo cáo tăng trƣởng, báo cáo thẻ... Điều này phần nào gây quá tải đối với các cán bộ tín dụng và ảnh hƣởng đến công tác phát triển và quản lý khách hàng tại chi nhánh.

Cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Mặc dù, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của MB Bắc Sài Gòn có sức trẻ và đƣợc đào tạo cơ bản song còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Mặt khác, việc bổ nhiệm hay luân chuyển cán bộ tín dụng qua các chi nhánh khác diễn ra thƣờng xuyên và liên tục. Các nhân sự mới tuyển dụng chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tế hoặc chƣa nắm vững quy định của MB do đó ít chú trọng đến khâu thẩm định và kiểm tra sau vay, xem xét những biến động của thị trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ra sao.

Bên cạnh đó, do sự thay đổi nhanh chóng của môi trƣờng khiến cho việc cập nhập nhật kiến thức về xã hội, về thị trƣờng của cán bộ tín dụng MB Bắc Sài Gòn

còn hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng công tác thu thập hồ sơ, thẩm định, quản lý khách hàng chƣa thực hiện đƣợc đầy đủ, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, phƣơng án vay vốn và tài sản bảo đảm. Đặc biệt trong công tác xử lý nợ, cán bộ tín dụng chƣa thật sự nhạy bén với tình hình thực tế, còn chậm trễ trong việc đôn đốc khách hàng có dƣ nợ xấu. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng trong thời gian tới cũng rất cần đƣợc Ban lãnh đạo MB Bắc Sài Gòn quan tâm.

Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ vẫn còn xảy ra và thƣờng xuất phát từ những mối quan hệ không minh bạch giữa khách hàng với cán bộ tín dụng. Họ cùng nhau hợp thức hóa chứng từ đi vay để đạt đƣợc mục đích; thể hiện qua sự buông lỏng hoặc cố tình thực hiện sai các quy trình, quy định của MB trong quá trình cấp tín dụng. Do đó, vẫn còn những hiện tƣợng nhƣ đảo nợ, cho vay sai mục đích, vi phạm các điều kiện thông báo phê duyệt về hồ sơ phƣơng án, tài sản bảo đảm, hỗ trợ khách hàng thanh toán gốc và lãi vay nhằm tránh nợ quá hạn... Điều này dễ dẫn đến rủi ro khi chất lƣợng dƣ nợ hiện tại không phản ánh đƣợc thực trạng khách hàng, cố tình che giấu nhóm nợ thực sự của khách hàng.

-Cở sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm chưa chặt chẽ

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nhƣ quy định pháp luật chƣa đầy đủ và đồng bộ, thái độ bất hợp tác của khách hàng còn có những nguyên nhân chủ quan thuộc về tổ chức tín dụng.

Đối với hệ thống MB, tất các các quy trình, quy định và mẫu biểu ban hành ngoài sự tham gia của các khối nghiệp vụ thì còn có tác động không nhỏ của bộ phận pháp chế nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác cho vay tuân thủ quy định của pháp luật và hạn chế rủi ro cho MB. Tuy nhiên hoạt động của bộ phận pháp chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hệ thống của MB. Đơn cử của việc này đó là mẫu biểu ban hành dài dòng, chƣa ràng buộc các điều khoản quan trọng bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, quy trình tín dụng còn lỏng lẻo ở một số khâu nhƣ thu thập hồ sơ khách hàng, soạn thảo hồ sơ tín dụng, giải ngân... Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm còn gặp nhiều vƣớng mắc, hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thế chấp bị tuyên vô hiệu hoặc chậm trễ trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với MB Bắc Sài Gòn, việc thực thi và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật nhƣ đăng ký giao dịch bảo đảm không đầy đủ, không công

chứng hợp đồng thế chấp, chƣa nhận đầy đủ chứng từ sở hữu tài sản nhƣ thiếu hóa đơn, chứng từ... Điều này gây khó khăn trong công tác xử lý tài sản.

-Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng

Để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ từ các chính sách tín dụng, quy trình, cơ cấu ngành nghề... ngân hàng phải có hệ thống công nghệ thông tin thật hiện đại. Tuy nhiên, thực tế hiện tại ngân hàng đang sử dụng chủ yếu phần mềm T24 phiên bản R10, ngoài ra còn rất nhiều phần mềm bổ trợ khác nhƣ GL, ORS,... do phần mềm T24 chƣa phải là phiên bản hoàn thiện và còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, lƣu trữ thông tin, xuất báo cáo và chủ yếu đang đƣợc thực hiện thủ công. Điều này gây khó khăn trong công tác quản trị, báo cáo và là nguyên nhân của một loạt các vấn đề nhƣ:

Việc thực hiện các báo cáo ngoài luồng quy trình tín dụng nhiều, gia tăng áp lực cho cán bộ nhân viên và cấp quản lý.

Chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về khách hàng: thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch... nhằm thẩm định khách hàng đầy đủ, chính xác.

Chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về tài sản đảm bảo đã đƣợc định giá từ đó xây dựng khung giá chính xác cho từng vị trí cụ thể, hạn chế rủi ro định giá quá cao của cán bộ tín dụng.

Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

-Khách hàng không có ý thức trả nợ đối với MB: cố tình chây ỳ trong việc trả nợ, tìm cách tẩu tán tài sản, lừa đảo ngân hàng...

-Các đặc điểm về ngành nghề, quy mô, năng lực tài chính của KH suy giảm... Thực tế có một số ngành nghề kinh doanh mang tính ổn định trong quá khứ tuy nhiên hiện tại không đảm bảo do sự thay đổi nhu cầu thị trƣờng, doanh thu giảm đi đáng kể nhƣ nông sản, điện tử... ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đối với MB.

-Trình độ và ý thức trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp thông tin ngân hàng yêu cầu: Một số khách hàng luôn đối phó với ngân hàng bằng cách cung cấp các số liệu không trung thực, chênh lệch số liệu giữa các báo cáo tài chính cung cấp trong các thời điểm khác nhau, khác biệt giữa số liệu báo cáo/ sổ sách cung cấp cho ngân hàng và sổ sách/ báo cáo tài chính thực tế. Bên cạnh đó, trình độ

và nghiệp vụ tuân thủ chế độ kế toán của doanh nghiệp còn hạn chế, khách hàng cá nhân không có sổ sách chứng từ cụ thể. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định tình hình thực tế khách hàng trong giai đoạn cấp tín dụng và theo dõi khoản vay sau giải ngân.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

-Cở sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm chưa chặt chẽ

Hành lang pháp lý đóng vai trò quan trọng đảm bảo việc cho vay của ngân hàng tuân thủ đúng quy định của nhà nƣớc. Tuy nhiên trên thực tế văn bản pháp luật ban hành rất chồng chéo, chƣa đầy đủ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và cấp thẩm quyền, gây khó khăn trong việc thực thi, đặc biệt khi khách hàng phát sinh nợ xấu cần xử lý tài sản bảo đảm. Điển hình nhƣ trong trƣờng hợp khách hàng không đồng ý khi xử lý tài sản, ngân hàng cũng rất khó để xử lý. Mặc dù pháp luật đã quy định ngân hàng có toàn quyền xử lý tuy nhiên trên thực tế các cấp thẩm quyền chỉ hỗ trợ việc xử lý, không quyết định bắt buộc do đó không thể yêu cầu bên chủ sở hữu giao tài sản cho ngân hàng xử lý đƣợc. Bên cạnh đó, phƣơng thức xử lý tài sản thông thƣờng là khởi kiện. Tuy nhiên, thủ tục khởi kiện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thƣờng kéo dài trên 2 năm, tốn kém nhiều nguồn lực do đó khó khăn trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

-Cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay lớn

Đây là thời kỳ tăng trƣởng nóng của các ngân hàng, cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM cổ phần là rất lớn thông qua các biểu hiện nhƣ: tăng vốn điều lệ, mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch, tăng chỉ tiêu về tất cả các lĩnh vực nhƣ huy động vốn, cho vay, doanh số thanh toán quốc tế, doanh số bảo lãnh, lợi nhuận… Ta có thể thấy trong những năm qua, MB Bắc Sài Gòn đã có tăng trƣởng đáng kể đối với hoạt động tín dụng, tăng 11,8% từ năm 2012 – 2015. Tuy nhiên mức tăng trên vẫn thấp so với mức tăng chung của toàn hệ thống MB trong giai đoạn này 18,2% (Nguồn: Báo cáo thƣờng niên Ngân hàng quân đội) và mức tăng bình quân của toàn hệ thống ngân hàng 13,4% (Nguồn: NHNN). Đặc biệt trong mảng khách hàng cá nhân, năm 2015 chi nhánh đã tăng trƣởng vƣợt bậc 840 t VNĐ tƣơng đƣơng 197% so với năm 2012 (chi tiết xem phụ lục 2.2). Áp lực tăng trƣởng lớn với các chỉ tiêu kế hoạch ngày càng gia tăng kéo theo việc cạnh trang

ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng thƣơng mại và giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống. Điều này đã gây sức ép đến các ngân hàng, dẫn đến tình trạng các ngân hàng nới lỏng trong hoạt động cấp tín dụng của mình. Đối với MB, một loạt các gói ƣu đãi mở ra với mục đích thu hút khách hàng, gia tăng cạnh tranh với các điều kiện hấp dẫn về lãi suất, thời gian vay vốn, mức hoa hồng... Từ đó các điều kiện vay vốn cũng đƣợc nới lỏng hơn, đặc biệt đối với các khách hàng cá nhân thay vì phải cung cấp nhiều hồ sơ chứng từ thì khách hàng chỉ cần cung cấp một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)