Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 45 - 48)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân đội

Từ những kinh nghiệm quản trị RRTD của các ngân hàng trên thế giới có thể rút ra một số bài học đối với Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và Chi nhánh Bắc Sài Gòn nói riêng nhƣ sau:

Chất lƣợng tín dụng quan trọng hơn là tìm những cơ hội mới

Theo đuổi chính sách mở rộng tín dụng bằng cách nới lỏng những quy định về đảm bảo an toàn, chất lƣợng tín dụng sẽ mang lại cho ngân hàng nhiều tổn thất hơn là lợi nhuận. Do đó, MB nói chung và MB Bắc Sài Gòn nói riêng cần tăng trƣởng tín dụng bền vững, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng

MB phải quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là các thông tin về khách hàng. Cụ thể khi khách hàng đến vay vốn, các bộ phận liên

quan trong ngân hàng phải giải đáp các vấn đề nhƣ: Tƣ cách của ngƣời vay, hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, khả năng kiểm soát khoản vay của ngân hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, thực trạng tài chính khách hàng trƣớc khi quyết định cho vay.

Để giải đáp các câu hỏi trên, MB phải phân tích tài chính, trong đó coi trọng đến dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tƣ của khách hàng. Việc phân tích tài chính phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá đƣợc các phƣơng diện rủi ro ngành, rủi ro trong kinh doanh…

Xây dựng các mô hình đánh giá khách hàng

Các mô hình đánh giá khách hàng là công cụ quyết định tự động đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân đồng thời cũng là công cụ để nhận biết, định lƣợng những rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng và có biện pháp ứng phó kịp thời để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Việc xếp hạng khách hàng đƣợc thực hiện định kỳ sẽ giúp cho ngân hàng quản lý hiệu quả chất lƣợng tín dụng của mình.

Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung, phân tách giữa các bộ phận

Quy trình tác nghiệp trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thông thƣờng đƣợc tách bạch thành 3 chức năng:

- Bộ phận tiếp xúc trực tiếp khách hàng. Cán bộ tín dụng tìm kiếm khách hàng, đề xuất khởi tạo giao dịch với khách hàng và chuyển đến bộ phận tiếp theo (Front office);

- Bộ phận phân tích độc lập, phê duyệt giao dịch theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên phê duyệt (Middle office);

- Bộ phận hỗ trợ các giao dịch front office, lƣu trữ hồ sơ tài liệu giao dịch, theo dõi, báo cáo (Back office).

Hoạt động quản trị rủi ro không đơn thuần chỉ là hoạt động của một bộ phận nào đó mà phải đƣợc nhìn nhận là mô hình hoạt động của toàn ngân hàng. Nếu áp dụng mô hình quản trị rủi ro phân tán, tức là từng bộ phận kinh doanh tự thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro theo quy trình, hay nói cách khác các bộ phận kinh doanh đồng thời thực hiện các chức năng trên thì công tác quản trị rủi ro chƣa thực sự phát

huy hiệu quả, đây đƣợc xem nhƣ một sự vi phạm nguyên tắc quản trị rủi ro của một ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, vì đây là khâu trực tiếp cung ứng vốn cho nền kinh tế. Đi cùng với tín dụng là RRTD, các nhà kinh doanh ngân hàng song song với việc mở rộng và phát triển tín dụng là việc nâng cao chất lƣợng quản lý RRTD để đảm bảo hạn chế tốt nhất các RRTD có thể xảy ra. Và để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý RRTD hiệu quả, tăng cƣờng quản lý RRTD, đáp ứng đƣợc yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của các ngân hàng, chƣơng 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản trị RRTD, phân loại và các tiêu chí phản ánh RRTD, các nguyên nhân và tác động của RRTD.

Các mô hình quản trị RRTD, các nhân tố ảnh hƣởng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động quản lý RRTD cũng đã đƣợc đề cập. Hơn nữa, Chƣơng 1 cũng chỉ ra nội dung của công việc quản lý RRTD bao gồm 4 bƣớc: xây dựng chính sách tín dụng, nhận diện RRTD, giảm thiểu hạn chế rủi ro, xử lý rủi ro.

Từ cơ sở lý thuyết trên, tác giả sẽ áp dụng vào phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD của NHTM cổ phần Quân đội - Chi nhánh Bắc Sài Gòn trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)