Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 32 - 33)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng

-Trình độ và đạo đức của CBNV ngân hàng: Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định. Công tác quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao đặt ra yêu cầu cao về trình độ nghiệp vụ của các cấp cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, CBNV ngân hàng luôn phải đề cao đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu đảm bảo tránh những hậu quả to lớn đối với ngân hàng.

-Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng: Công tác quản trị rủi ro phải đảm bảo tổ chức chặt chẽ và có hệ thống, có sự phân cấp, phân quyền nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể với các cấp, các bộ phận trong ngân hàng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng một cách nhanh chóng, kịp thời và nhận định những rủi ro tiềm ẩn trong tƣơng lai.

-Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng: Đây là đòi hỏi hàng đầu để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả.

-Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đƣợc cụ thể hóa thông qua chính sách và quy trình tín dụng do đó đòi hỏi chính sách và quy trình tín dụng đƣợc xây dựng chặt chẽ, hợp lý.

-Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng: Quyết định tính chính xác và tin cậy thông tin trong nội bộ ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

-Tính đồng bộ trong thực thi các quy định và khả năng liên kết giữa các phòng ban, các chi nhánh hay giữa các cấp trong nội bộ ngân hàng: Đảm bảo các chính sách đƣợc thực hiện đồng bộ, nhất quán, liên kết chặt chẽ, tránh sự chồng chéo giữa các cấp và bộ phận, hội sở và chi nhánh.

-Lĩnh vực kinh doanh và đối tƣợng khách hàng chủ yếu của ngân hàng: Các ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có những rủi ro đặc thù khác nhau. Do đó, các ngân hàng cần xác định những rủi ro trọng yếu nhằm hoạch định chính sách phù hợp.

-Năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng: Thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, thị phần, mạng lƣới chi nhánh... Năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao có thể dễ dàng chống đỡ với các thay đổi môi trƣờng hoạt động.

Các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng:

-Nhu cầu tín dụng và thái độ trách nhiệm của khách hàng với việc sử dụng khoản vay của ngân hàng.

-Các đặc điểm về ngành nghề, quy mô, năng lực tài chính...

-Trình độ và ý thức trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp thông tin ngân hàng yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)