Quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thƣơng mại trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 43 - 45)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.4.1. Quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thƣơng mại trên thế

1.4.1.1. Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ với những nguyên nhân chủ yếu nhƣ chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách lãi suất thấp. Việc nới lỏng tín dụng quá mức, chứng khoán hóa các khoản nợ trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thƣơng mại trong suốt thời kỳ kinh tế tăng trƣởng đã khiến cho các ngân hàng phải chấp nhận các khoản tín dụng có chất lƣợng thấp hơn. Từ đó đã dẫn đến các khoản nợ dƣới tiêu chuẩn, rủi ro tín dụng tăng lên, hệ thống giám sát tài chính hoạt động không hiệu quả.

Bài học từ các ngân hàng tại Mỹ:

- Cẩn trọng hơn với các khoản tín dụng mới và cũng yêu cầu cao hơn đối với các khách hàng hiện tại, điều kiện sẽ chặt chẽ hơn, việc cho vay cũng sẽ bị kiểm soát.

- Các ngân hàng Mỹ coi sự trao đổi thƣờng xuyên của khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng nhƣ khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu

rõ doanh nghiệp hơn. Số lần các cuộc gặp nhƣ vậy còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, nhƣng nên diễn ra đều đặn để ngân hàng có thể hiểu rõ khách hàng của mình.

- Đề cao vai trò kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Họ cho rằng chiến lƣợc hay kế hoạch kinh doanh là công cụ hữu hiệu để giúp ngân hàng hiểu thấu đáo và có cái nhìn toàn diện về công việc mà các khách hàng đang tiến hành.

- Đánh giá khả năng trả nợ của ngƣời đi vay đầy đủ và kịp thời. Đây là tiêu chí uan trọng nhất của bất cứ khoản vay nào. Do đó, việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn thiện, dự đoán trƣớc các luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng.

- Tài sản thế chấp là cần thiết. Giá trị các khoản vay sẽ tƣơng ứng với giá trị đã khấu hao của tài sản thế chấp. Các ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý đảm bảo theo dõi nguồn trả nợ một cách đầy đủ, kịp thời.

Bằng việc cung cấp cho ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, các tài sản thế chấp đầy đủ và các điều kiện để theo dõi giá trị của tài sản thế chấp, hạn mức cho vay của ngân hàng sẽ rộng rãi hơn với doanh nghiệp.

1.4.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Thái Lan

Trƣớc những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997 - 1998, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay tại các ngân hàng nhƣ: Bangkok Bank và Siam Comercial Bank (scb). Tại Bangkok Bank chia thành hai bộ phận độc lập với nhau là bộ phận Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận Thẩm định. Còn tại Siam Comercial Bank thì xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 3 bộ phận: Marketing khách hàng, Thẩm định và Quyết định cho vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trƣớc đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp,

không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997 - 1998). Sở dĩ nhƣ vậy là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Nhƣng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng nhƣ: Tƣ cách/ hiệu quả kinh doanh/ mục đích vay/ dòng tiền và khả năng trả nợ/ khả năng kiểm soát vay/ năng lực quản trị và điều hành/ thực trạng tài chính...

Thứ ba, tiến hành chấm điểm khách hàng (credit scoring) để quyết định cho vay, điển hình là tại Siam City Bank và Kasikorn Bank.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của 1 ngƣời, 1 nhóm ngƣời hay HĐQT. Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 ngƣời chịu trách nhiệm; = 100 triệu Baht: phải qua 2 ngƣời chịu trách nhiệm; = 3 t Baht phải do HĐQT quyết định.

Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thƣờng xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)