Chấp hành nghiêm quy chế và quy trình tín dụng bằng cách tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 93 - 94)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.1.3. Chấp hành nghiêm quy chế và quy trình tín dụng bằng cách tăng

cƣờng hiệu lực kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh bảo các dấu hiệu vi phạm, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho Ngân hàng.

Việc giám sát rủi ro tín dụng cần đƣợc phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng.

- Giám sát từng khoản vay: Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng. Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi đƣợc những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng đƣợc thực hiện thông qua:

+ Rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.

+ Kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng của khách hàng, kiểm tra dòng tiền của khách hàng chuyển qua tài khoản mở tại Chi nhánh để biết đƣợc mức độ kinh doanh và dòng tiền của khách hàng.

+ Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tính báo cáo tài chính là chƣa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thƣờng xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó có thể xác định đƣợc sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, TSBĐ. Hơn nữa, việc

đi thăm thực địa còn có thể kiểm chứng lại chất lƣợng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng – phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thƣờng xuyên nhằm đánh giá chất lƣợng của danh mục tín dụng, để có thể đƣa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.

Bộ phận Giám sát nội bộ đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, giúp phát hiện RRTD cho Ngân hàng, đảm bảo cho các quy trình, quy chế đƣợc áp dụng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sẽ làm cho cán bộ tín dụng và Chi nhánh ý thực hơn trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ đã đề ra. Vì vậy, MB cần nhìn nhận các cảnh báo về sự vi phạm quy trình quy chế phân tích tín dụng một cách nghiêm túc và có biện pháp khắc phục sau kiểm tra, kiểm toán một cách kịp thời.

Song song đó, bộ phận Giám sát nộ bộ cần thực hiện theo hƣớng đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ để có thể phát triển nội lực trong chính hoạt động của Ngân hàng; tham mƣu, đóng góp ý kiến xây dựng quy trình quản lý và xử lý RRTD cho Ban lãnh đạo và dần tiến tới xây dựng văn hóa quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)