Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 52 - 54)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội áp dụng các quyết định, nghị định của Chính phủ, NHNN, Luật các tổ chức tín dụng để là cơ sở trong công tác quản trị RRTD nhƣ: Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM; Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định này.

Hơn nữa, để đảm bảo đƣa hoạt động tín dụng MB Bắc Sài Gòn phát triển theo đúng định hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng bền vững và kiểm soát đƣợc rủi ro cũng nhƣ tiến dần đến thông lệ quốc tế, MB Bắc Sài Gòn đã thực hiện theo chính sách quản lý RRTD mà MB xây dựng cho từng thời kỳ trong đó nêu ra các định hƣớng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định hƣớng đầu tƣ vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt với những nội dung cơ bản sau đây:

* Thực hiện nhất quán cơ chế phân cấp uỷ quyền theo nguyên tắc:

40

phê duyệt, đảm bảo tính khách quan, độc lập; phù hợp với quy mô, điều kiện của chi nhánh, trình độ, năng lực và phẩm chất của ngƣời đƣợc u quyền; bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lƣợng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, u quyền.

- Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt tín dụng quyết định các nội dung: Quyết định cho vay (số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, các loại tài sản bảo đảm...), quyết định giải ngân, quyết định xử lý thu hồi nợ vay (gốc và lãi), quyết định xử lý gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ…

- Giám đốc Chi nhánh chỉ trực tiếp phê duyệt tín dụng đối với các hồ sơ do cán bộ quan hệ khách hàng trực tiếp thẩm định, không qua cán bộ thẩm định (danh mục cụ thể ban hành từng thời kỳ).

- Ban Giám đốc Chi nhánh quyết định giải ngân đối với các khoản vay đã đƣợc Hội sở phê duyệt theo ủy quyền phán quyết từng thời kỳ.

* Sản phẩm tín dụng: Bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, phù hợp với chính sách tín dụng của MB từng thời kỳ, đa dạng hóa danh mục tín dụng và các kênh cung cấp sản phẩm. Trong đó ƣu tiên tập trung danh mục sản phẩm phù hợp với thế mạnh vùng TP. Hồ Chí Minh, các sản phẩm xây dựng riêng dành cho KH quân đội, các sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng doanh nghiệp/ cá nhân ƣu tiên trong từng giai đoạn.

* Giới hạn an toàn trong hoạt động cấp tín dụng: Đảm bảo phù hợp quy định của Ngân hàng nhà nƣớc và chiến lƣợc, mục tiêu tín dụng trong từng thời kỳ của toàn hệ thống MB. Theo đó, ngoài các giới hạn chung theo quy định của pháp luật về an toàn vốn, giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng/ nhóm khách hàng, MB còn xây dựng các giới hạn về danh mục tín dụng theo loại tài sản bảo đảm, lĩnh vực/ ngành nghề, sản phẩm. Tuy nhiên, các nội dung này đều đƣợc các cơ quan Hội sở MB kiểm soát chặt chẽ. Do đó trong phạm vi quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh không ảnh hƣởng nhiều.

vực ƣu tiên/ hấp dẫn tiềm năng (các ngành nghề/ lĩnh vực thế mạnh từng địa phƣơng, các khách hàng có hoạt động xuất khẩu mũi nhọn, các doanh nghiệp lớn đi đầu trong các lĩnh vực nhƣ dầu khí hóa dầu, bƣu chính viễn thông, điện, dệt may, lƣơng thực thực phẩm...) và các nhóm ngành duy trì/ thu hẹp (kinh doanh bất động sản, đánh bắt thủy hải sản,...) nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp với khẩu vị rủi ro của MB.

* Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: tập trung tăng trƣởng, khai thác khách hàng dựa trên nguyên tắc chọn lọc, an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng tín dụng đảm bảo ƣu tiên nguồn lực xử lý và thu hồi nợ xấu; khai thác tối ƣu nguồn lực khách hàng thông qua cung cấp các sản phẩm trọn gói trên nền tảng phân phối đa kênh; ƣu tiên các doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan đến quốc phòng, nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế lớn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hƣớng giảm t trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn sang t lệ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.

Nhìn chung, chính sách tín dụng và cơ chế quản lý rủi ro ở MB Bắc Sài Gòn tƣơng đối chặt chẽ, phù hợp với nguyên tắc quản trị rủi ro hàng đầu của MB đồng thời phát huy đƣợc thế mạnh của Chi nhánh. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan chính sách quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn tồn tại những bất cập giữa các văn bản và thực tế phát sinh làm cho ngƣời thực hiện lúng túng. Điển hình nhƣ chƣa có sự thống nhất giữa các văn bản đảm bảo ngƣời thực hiện triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Các văn bản quy định hiện tại có thể hiểu theo nhiều nghĩa hoặc mâu thuẫn lẫn nhau; chƣa xây dựng đƣợc hệ thống các văn bản hiện hành đảm bảo công tác triển khai đƣợc thực hiện đầy đủ, rõ ràng. Mặt khác, việc xử lý các vấn đề phát sinh và giải quyết rủi ro còn chậm trễ, chƣa triệt để và đúng hƣớng từ đó dẫn tới lỗ hổng trong quản lý nói chung và quản lý RRTD nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc sài gòn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)