Văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm liên quan

1.2.3. Văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông

1.2.3.1.Văn hóa ứng xử

Ứng xử” là từ ghép gồm “ứng” và “xử”. Trong đó “ứng” là ứng đối, ứng phó; “xử” là xử lý, xử thế, xử sự. Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định.

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp. Nó là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt nhất trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Ứng xử của con người được quy định bởi các chuẩn mực xã hội rõ rệt. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá

nhân được thể hiện qua hệ thống thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh.

Ta có thể hiểu: Văn hố ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người, trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mơ (gia đình) đến vĩ mơ (xã hội).

Văn hóa ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của giao tiếp có văn hóa. Nó góp phần thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách của cá nhân trong xã hội. Văn hóa ứng xử mang trong nó những giá trị đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, là sự kết tinh giữa cái truyền thống và hiện đại, cái dân tộc và cái quốc tế. Nó mang tính chuẩn mực cho nhiều thế hệ, trở thành một quy ước chung, nếp sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là khác nhau. Vì, nó được hình thành trong q trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội.

Như vậy, văn hóa ứng xử đóng vai trị hết sức quan trọng trong văn hóa giao tiếp của con người nói chung, của văn hóa trong nhà trường nói riêng.

1.2.3.2. Văn hóa ứng xử trong trường học

Là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác.

Phần nổi gồm:

- Tầm nhìn, chính sách, mục tiêu; - Khung cảnh, cách bài trí lớp học;

- Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng; - Đồng phục, Các nghi thức, nghi lễ;

- Các hoạt động văn hoá, học tập của trường… Phần chìm gồm:

- Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân; - Quyền lực và cách thức ảnh hưởng; - Thương hiệu;

- Các giá trị;

- Các quy ước ngầm.

* Vai trị của văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường với bản sắc riêng. Văn hóa ứng xử có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến việc xây dựng nhà trường:

Văn hóa ứng xử là một bộ phận của văn hóa nhà trường nên văn hóa ứng xử tạo động lực làm việc. Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hóa là một động lực vơ hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế.

Văn hóa ứng xử có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với xây dựng thương hiệu nhà trường, bởi lẽ, tính văn hóa ứng xử là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào. Văn hóa ứng xử tích cực giúp cho người dạy, người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.

Văn hóa ứng xử hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng nên.

Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa ứng xử - một bộ phận của VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. Văn hóa ứng xử giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động… Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận

tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là khơng thể tránh khỏi thì văn hóa ứng xử tạo ra hành lang đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Khi nhà trường có văn hóa ứng xử tích cực sẽ xây dựng được một môi trường với bản sắc riêng, tạo nên thương hiệu của nhà trường. Nhà trường trở thành một tập thể thực sự đồn kết, mọi thành viên trong tập thể sẽ ln nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với cơng việc được giao nhằm củng cố duy trì và phát triển giá trị, bản sắc, thương hiệu riêng của nhà trường.

Xây dựng hình ảnh nhà trường: Cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cán bộ, giáo viên với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cơng việc, tới sự thành công của công việc, tới sự phát triển của nhà trường. Cách cư xử trong nhà trường được mọi thành viên trong nhà trường hưởng ứng sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của mỗi thành viên. Tập thể nhà trường sẽ gắn kết nhau trên tinh thần hợp tác cùng phát triển, cùng đóng góp cho sự phát triển chung của nhà trường. Sự gắn kết đó tạo ra sức mạnh giúp nhà trường ngày càng phát triển, đóng góp cho sự phát triển giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Xây dựng văn hóa nhà trường với bản sắc riêng. Văn hóa ứng xử là một phần của văn hóa nhà trường. Xây dựng và củng cố các mối quan hệ trong nhà trường, chính là cách xây dựng phát triển văn hóa nhà trường.

Tóm lại, phát triển VHƯX được hiểu là sự duy trì những mặt tốt, dịch chuyển những mặt chưa tốt và bổ sung những mặt tích cực mới của cấu trúc VHƯX cho phù hợp với VHƯX hiện có hay mong muốn trong tương lai.

Văn hóa ứng xử có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục ở trường THPT. Nhà trường cần chủ động xây dựng văn hóa ứng xử của riêng mình một cách chủ động để văn hóa ứng xử ngày càng có tác động tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học.

Xây dựng văn hóa ứng xử cần phải dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường. Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị của Bộ giáo dục, của cấp trên như Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 triển khai phong trào này, Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, có thể xác định một số căn cứ quan trọng để xây dựng văn hóa ứng xử:

- Mục tiêu đào tạo và các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Đó chính là hình ảnh con người cụ thể, với các phẩm chất và năng lực mà nhà trường trang bị và đào luyện. Bởi thế, ở mỗi nhà trường sẽ có các màu sắc riêng giữa hàng loạt đặc điểm của người học mà nhà trường của chúng ta cần giáo dục, đào tạo. - Các mục tiêu, điều lệ và các chương trình cơng tác của các tổ chức đồn thể (cơng đồn, đồn thanh niên…).

- Đặc thù của quá trình đào tạo nghề nghiệp của nhà trường và các quy chế, chính sách chun mơn đối với cán bộ và học viên.

- Lịch sử phát triển và truyền thống của nhà trường. - Các chuẩn mực đạo đức và các giá trị văn hóa thẩm mỹ.

- Các chuẩn mực cần có trong các quan hệ: thầy với thầy, trị với trò, thầy với trò, giữa người quản lý với giáo viên và học sinh.

Theo đó, văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông được thể hiện ở các nội dung như sau:

Một là, Bầu khơng khí nhà trường Hai là , Các giá trị văn hóa chính thống

Ba là, Sự hợp tác của các thành viên trong nhà trường Bốn là, Tính hợp thức và nhất quán của các thành viên Năm là, Môi trường sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)