Xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông

1.4.5. Xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường

Xây dựng môi trường sư phạm của NT là hoạt động địi hỏi phải có thời gian và các nguồn kinh phí để thực hiện xây dựng. Mơi trường sư phạm bao gồm môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội của NT. Đó là một trong các tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử.

1.4.5.1. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch trong việc duy trì và phát triển các hoạt động nhằm tăng cường xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường.

Chuẩn bị các nguồn lực: con người, cơ sở vật chất, kinh phí và thời gian.

1.4.5.2. Tổ chức

Phân công các đội công tác chủ chốt hay các thành viên trong NT tham gia vào các dự án hoặc các phong trào hoạt động nhằm xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của NT.

1.4.5.3. Chỉ đạo, giám sát

Giám sát các hoạt động thông qua cấp trên hoặc Ban giám hiệu của NT nhằm khuyến khích, khen thưởng điều chỉnh các hoạt động để phù hợp với các mục tiêu của các hoạt động.

1.4.5.4. Kiểm tra đánh giá.

Kiểm tra đánh giá thơng qua các tiêu chí của mơi trường sư phạm theo quan điểm văn hóa ứng xử có hiệu quả.

Mơi trường sư phạm của nhà trường là một tổng thể, bao gồm các yếu tố của môi trường tự nhiện và các yếu tố của môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên của nhà trường bao gồm toàn bộ những điều kiện phục vụ làm việc, giảng dạy, học tập và sinh hoạt của CB, GV,NV và HS. Một môi trường tự nhiên phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục của nhà trường cần được đáp ứng những yêu cầu cơ bản như: Trong môi trường tự nhiên thể hiện qua các chuẩn trường lớp theo quy định; lớp học gọn gàng và ngăn nắp; Lớp học và xung quanh luôn sạch sẽ và được bảo dưỡng tốt; Học sinh luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất cả mọi nơi trong NT; Mức độ ồn thấp; Lớp học dễ nhìn, lơi cuốn và hấp dẫn.

Trong mơi trường xã hội của văn hóa ứng xử tích cực được thể hiện qua các tiêu chí: Sự tương tác và phối hợp được khuyến khích; GV và học sinh giao tiếp với nhau có hiệu quả; Cha mẹ học sinh và GV là đối tác trong quá trình giáo dục; Các quyết định được ban hành với sự tham dự của GV; Sự tương tác phối hợp của CB, GV, NG với tất cả học sinh luôn được nuôi dưỡng, đáp ứng, ủng hộ, khuyến khích và coi trọng; NV và học sinh thân thiện; NT luôn đổi mới với sự đa dạng và hoan nghênh tất cả các loại văn hóa; GV,NV và HS ln cảm thấy có đóng góp vào thành cơng của NT; Ln có cảm giác cộng đồng; NT được tơn trọng vì mang lại giá trị chính bởi CB,GV,NV,HS; Cha mẹ học sinh ln cảm thấy NT thân thiện, cởi mở, chào đón, lơi cuốn và có ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 46)