Nguyên tắc định hướng xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc định hướng xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại hiện đại

Nguyên tắc này trước hết đòi hỏi các hoạt động giáo dục chứa đựng những giá trị nhân văn, có sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, gồm những giá trị tốt đẹp của XH, của nhà trường và của truyền thống gia đình. Nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử phải đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để các giá trị truyền thống tốt đẹp được nảy nở sinh sôi và lan tỏa. Định hướng cơ bản của khoa học giáo dục hiện đại không phải là ngăn chặn, cấm đoán mà trước hết là gợi mở, phát triển, tạo mơi trường tích cực để những giá trị tốt đẹp thăng hoa. Do đó, ở mỗi cá nhân nếu được tạo điều kiện để phát triển các giá trị tốt đẹp sẽ tạo ra sự cộng hưởng của một mơi trường sống lành mạnh, có tác dụng tích cực đến đời sống xã hội.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của VH nói chung và VHƯX nói riêng, VH bản thân nó là một chỉnh thể tồn vẹn tạo thành hệ thống có cấu trúc chặt chẽ. Các bộ phận, thành tố trong cấu trúc VH có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Sự thay đổi của một thành tố có thể kéo theo sự thay đổi của tồn bộ cấu trúc VH. Vì vậy, các biện pháp đưa ra cần phải tác động đến tất cả các thành tố của cấu trúc VHƯX cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHƯX.

Mặt khác, VH là sản phẩm của một cộng đồng, được tạo nên bởi tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy. Vì vậy, xây dựng VHƯX khơng chỉ có vai trị của người Hiệu trưởng mà địi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường từ CBQL, GV, NV, HS và cả sự tham gia của cộng đồng, xã

hội. Vì vậy, các biện pháp đưa ra phải toàn diện, đảm bảo phát huy vai trò của tất cả các thành viên tham gia vào việc xây dựng VHƯX.

Ngoài ra, xuất phát từ khoa học quản lý, các biện pháp xây dựng VHƯX cũng phải đảm bảo tính hệ thống, thể hiện tính tồn diện và đồng bộ trong cơng tác quản lý của Hiệu trưởng.

Như vậy, chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp xây dựng VHƯX thì mới xây dựng được VHƯX tích cực, phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Văn hóa muốn tồn tại và phát triển phải gắn liền với cuộc sống của con người. Các thành tố của VH hiện hữu hàng ngày trong đời sống, được kế thừa và phát triển thông qua các hoạt động của con người. Khơng có VH nào được hình thành, phát triển mà lại khơng có gốc rễ, căn nguyên từ cuộc sống con người. Khi cuộc sống con người thay đổi, VH cũng thay đổi theo. VHƯX không nằm ngồi quy luật này. Vì vậy, tất cả các biện pháp đưa ra xây dựng VHƯX phải gắn liền với hiện thực sinh động của chính tổ chức đó.

Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp xây dựng VHƯX đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn: Thực trạng VHƯX và thực trạng xây dựng VHƯX của trường THPT Yên Lập, từ những hạn chế trong thực tiễn xây dựng VHƯX ở NT hiện nay. Các biện pháp đề xuất cần nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế của NT để chắc chắn có thể thực hiện được và thực hiện thành cơng. Ngoài ra, trong thực tiễn xây dựng VHƯX cần nhanh nhạy trong việc phát hiện các vấn đề nảy sinh để đề xuất các biện pháp tác động phù hợp. Các biện pháp xây dựng VHƯX cần cụ thể hoá đường lối, mục tiêu phát triển của Đảng, Nhà nước và địa phương và phù hợp với chế định của Ngành.

Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thực hiện sinh động của các biện pháp xây dựng VHƯX cần tránh đưa ra các biện pháp xa với thực tiễn mặc dù các biện pháp ấy có thể đúng và hợp lý. Do đó một yêu cầu bắt buộc đó là

không được đặc ý chủ quan, phải tổng kết thực tiễn xây dựng VHƯX để đề xuất các biện pháp cụ thể.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Mỗi cơ sở giáo dục, nhà trường mang một đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh hay tồn tại khơng giống nhau. Việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông Yên lập, tỉnh Phú Thọ phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Bên cạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học, việc đầu tư sở vật chất trang thiết bị dạy học. Cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử là việc làm không thể thiếu và thường xuyên cần được cải tiến. Tuy nhiên, để xây dựng văn hóa ứng xử, người lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên mơn, các tổ chức đồn thể trong nhà trường cần hiểu rõ thực trạng văn hóa ứng xử và thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường. Trên cơ sở điều kiện vật chất, nguồn tài chính, nguồn nhân lực hiện có nhà trường sẽ tiến hành thực hiện từng bước để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Nguyên tắc thực tiễn này đổi hỏi các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện hiện có, nhu cầu thật sự để giải quyết được những khó khăn trở ngại hiện nay.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Bất cứ nguyên tắc nào được đưa ra đều trú trọng đến tính khả thi của nó. Đây là ngun tắc quan trọng trong việc xây dựng biện pháp khoa học. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải gắn với điều kiện thực tế của nhà trường, có khả năng áp dụng vào thực tiễn cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử của hiệu trưởng ở trường THPT Yên Lập, tỉnh Phú Thọ một cách thuận lợi, có hiệu quả. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp đảm bảo tính khoa học trong quy trình các bước tiến hành cụ thể hóa và chính xác là yếu tố cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để các biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử của hiệu trưởng trường THPT Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực.

Các biện pháp xây dựng VHƯX chỉ có thể tồn tại được và có ý nghĩa thực tiễn trong chỉ đạo giáo dục khi các biện pháp ấy mang tính cụ thể, phù hợp thực tiễn giáo dục đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 90)