Quản lý công tác nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Đề xuất biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông

3.2.1. Quản lý công tác nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

nhân viên và tồn thể học sinh về văn hóa ứng xử

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

VHƯX tuy là một vấn đề khơng mới nhưng ít được các nhà trường quan tâm. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn vấn đề này không phải là một điều đơn giản. Hiện nay CBQL, GV, NV và học sinh của trường vẫn chưa hiểu đầy đủ về VHƯX, vai trò của VHƯX trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các buổi giao lưu, hội thảo… để giúp cho mọi thành viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và hiểu đúng về thuật ngữ, khái niệm VHƯX; đồng thời qua đó sẽ định hình được vai trị, trách nhiệm cũng như những hoạt động cụ thể của bản thân để xây dựng và phát triển VHƯX.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Nâng cao khả năng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về các vấn đề liên quan tới VHƯX, quy trình cách thức xây dựng và phát triển VHƯX cho một nhà trường.

- Phổ biến lý luận và thực tiễn về VHƯX tới đội ngũ CBQL, GV, NV. - Phổ biến những quan điểm về VHƯX lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương để các thành viên trong nhà trường nắm được.

- Đưa ra lý thuyết về VHƯX và các chỉ số thể hiện VHƯX của NT. - Bồi dưỡng, rèn luyện cho các thành viên trong NT những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng quản lý, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống…trong tổ chức trên nền tảng văn hóa của một tổ chức biết học hỏi, hợp tác và làm việc chuyên nghiệp.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

* Lập kế hoạch cho các hoạt động bồi dưỡng rèn luyện để nâng cao nhận thức về VHƯX cho CBQL, GV, NV, HS của nhà trường.

Xem xét thực trạng về mức độ nhận thức về VHƯX của các thành viên trong nhà trường.

Đề ra các mục tiêu để nâng cao nhận thức cho các thành viên trong NT. Dự kiến các nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất, tài chính, thời gian để thực hiện mục tiêu đề ra.

Dự kiến các phương pháp tiến hành nâng cao nhận thức về VHƯX cho mỗi nhóm thành viên trong NT.

* Tổ chức

- Định kỳ mỗi học kỳ tổ chức ít nhất một lần hội thảo, nói chuyện về vấn đề VHƯX, bồi dưỡng kỹ năng về công tác xây dựng VHƯX cho CBQL, GV và học sinh trong nhà trường. Khi tổ chức cần mời những chuyên gia am hiểu về công tác quản lý, đặc biệt là công tác xây dựng VHƯX ở các trường khác về trao đổi trò chuyện.

- Khi xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của người QLCB phải có dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi của các cấp quản lý, đặc biệt là của GV toàn trường để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.

* Kiểm tra đánh giá từng cá nhân khi họ thực hiện công việc được giao

Thiết lập các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về VHƯX.

Theo dõi ý thức học tập và đánh giá hiệu quả vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế của từng CB, GV, NV và học sinh.

Tìm hiểu nguyên nhân những mặt đạt được hoặc chưa đạt được trong việc nâng cao nhận thức về VHƯX của mọi thành viên trong NT từ đó tìm giải pháp khắc phục.

Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời và tương xứng với nhiệm vụ phải làm để động viên CB, GV, NV, HS khi tham gia công việc.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Phải có sự ủng hộ của Chi bộ Đảng, BGH, Ban chấp hành Cơng đồn nhà trường về cả chủ trương và cơ sở vật chất.

- Tổ chức bộ máy của nhà trường phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính dân chủ và kỷ luật cao.

- Phải mời được các chuyên gia có sự am hiểu về VHƯX để tiến hành các buổi tập huấn, hội thảo đạt hiệu quả.

- NT cần nguồn kinh phí, các phương tiện cần thiết phục vụ các hoạt động nâng cao nhận thức các thành viên trong NT về VHƯX.

3.2.2. Lập kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa ứng xử của nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xác định mục tiêu phát triển VHƯX.

- Xây dựng VHƯX khoa học và mang tính hệ thống, kế thừa. - Tính bền vững giữa các thành viên trong VHƯX

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Thành lập bộ phận phụ trách, quản lý, giám sát. - Lập kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn

- Xác định cơ sở ( căn cứ) để lập kế hoạch hoạt động xây dựng VHƯX của Hiệu trưởng theo học kỳ, năm học.

- Dự thảo kế hoạch hoạt động xây dựng VHƯX theo học kỳ, năm học. Trình bày dự thảo kế hoạch xin ý kiến đóng góp, từ đó điều chỉnh và hồn thiện

3.2.2.3.Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng nắm tình hình xây dựng VHƯX do mình phụ trách về mọi mặt.

- Đưa ra mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cho tập thể HS, CBGV cần đạt được và nguồn lực cần thiết.

- Lựa chọn biện pháp xây dựng VHƯX tương ứng với điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu.

- Dự thảo và hoàn thiện kế hoạch

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Biết rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của nhà trường. - Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch cơng tác của Cơng đồn, đồn TNCS Hồ Chí Minh.

- Đặc điểm tình hình lớp học, trường học đối với công tác xây dựng VHƯX.

- Sự đồng thuận của Hội đồng nhà trường gồm Ban giám hiệu, tập thể GV, NV, toàn bộ học sinh cùng với Hội cha mẹ học sinh.

3.2.3. Xây dựng các nghi lễ truyền thống nhằm phát triển các giá trị của nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Hình thành các nghi lễ để làm sâu sắc văn hóa ứng xử, NT tổ chức các nghi thức tôn vinh các giá trị. Các hoạt động của NT trở thành “ nghi thức” khi nó diễn tả các giá trị được chia sẻ và kết nối mọi người với nhau để cùng tạo nên VHƯX.

- Hình thành các nghi lễ. Các nghi lễ của NT làm cho giá trị văn hóa ứng xử nổi lên, để nhắc lại những sự kiện quan trọng và để nhận ra các cá nhân quan trọng có đóng góp cho tập thể NT. Nhờ các nghi lễ mà kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai với nhau. Chúng làm tăng cường các cam kết xã hội với NT và đem lại sức sống cho các cá nhân với các thành viên mới.

- Các nghi lễ được tổ chức giúp nhà quản lý làm sâu sắc thêm văn hóa ứng xử của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa truyền thống của nhà trường và địa phương, NT cần có các nghi thức, nghi lễ mang lại ý nghĩa với cộng đồng. Các sự kiện thường xuyên được tổ chức để ghi nhận sự kết thúc một quá trình hoặc một phần thay đổi. Các nghi lễ của NT trở thành một phần tích tạo nên truyền thống của NT. Người Hiệu trưởng kết nối các giá trị được chia sẻ, chỉ đạo tổ chức các lễ kỷ nhiệm về các “anh hùng”, hình thành các nghi thức, nghi lễ, và nuôi dưỡng các biểu tượng quan trọng của NT.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

* Lập kế hoạch để xây dựng và duy trì các hoạt động truyền thống

của NT.

+ Ban giám hiệu phụ trách việc lên kế hoạch

+ Liệt kê các nghi thức, nghi lễ bắt buộc phải thực hiện trong suốt một năm học.

+ Tham khảo, hỏi ý kiến thế hệ đi trước về việc lựa chọn thêm nghi lễ nhằm tơn vinh hình ảnh anh hùng như vị tướng mà trường vinh dự được mang tên, hay những vị anh hùng có đền thờ tại địa phương quanh trường.

+ Dự kiến nguồn lực: con người, cơ sở vật chất, tài chính, thời điểm để thực hiện các nghi lễ đó.

+ Dự kiến phương pháp tiến hành để nâng cao hiệu quả về xây dựng VHƯX cho các thành viên trong như: CB,GV, NV, HS.

* Tổ chức phân công các thành viên trong NT cùng tham gia thực hiện

để phát huy sức mạnh tập thể và lôi cuốn mọi người cũng gìn giữ các giá trị, chuẩn mực được hình thành qua các thế hệ.

+ Thành phần cốt cán gồm: Ban giám hiệu, Ban chấp hành cơng đồn, Ban chấp hành Đồn TNCS Hồ Chí Minh,

+ Mỗi nghi lễ cần giao cho từng thành phần cốt cán phụ trách sao cho phù hợp.

+ Phân bổ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thời gian hợp lý.

* Chỉ đạo giám sát: Ban giám hiệu chịu trách nhiệm chính việc giám sát các hoạt động truyền thống của NT đã thực hiện được như thế nào, hiệu quả ra sao và có rút kinh nghiệm sau mỗi nghi lễ.

* Kiểm tra đánh giá tính nghiêm túc, phù hợp và có ý nghĩa đối với mọi thành viên đối với các vấn đề về nghi lễ, nghi thức và truyền thống nhà trường.

+ Xây dựng các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra.

+ Theo dõi ý thức tham gia các nghi lễ và hiệu quả đem lại trong việc xây dựng VHƯX của các thành viên trong NT.

+ Tìm hiểu nguyên nhân những mặt được và chưa được sau mỗi lần tổ chức các nghi lễ.

+ Kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể tích cực và hiệu quả, nhắc nhở với những thành viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo và tạo điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất cho việc tổ chức các nghi lễ phong phú và đa dạng nhằm GD chính trị tư tưởng cho CB, GV, NV và HS.

- Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, định kỳ, thường xuyên và phối hợp với Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương để tổ chức cho HS tham gia vào các nghi lễ.

- Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp cần đơn đốc các thành viên của lớp mình nhiệt tình hưởng ứng và tham gia tích cực các nghi lễ do nhà trường phát động và tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 96)