Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất trên đây có thể chưa tổng quát hết những nội dung cần thiết trong việc quản lý VHƯX của trường THPT Yên Lập nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong xây dựng văn hóa ứng xử. Đồng thời đó cũng là những biện pháp cần thiết để cải thiện VHƯX hiện tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của NT.

Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể. Những các biện pháp nêu ở trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, chúng ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ trong q trình xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường.

Biện pháp 1: Đây là biện pháp cơ bản tác động tới ý thức của mỗi thành viên trong đơn vị trong việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông.

Biện pháp 2: Biện pháp này là điều kiện trong việc xây dựng văn hóa

ứng xử ở trường THPT. Lập kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa ứng xử của nhà trường mang tính chất quan trọng đến việc xây dựng mơ hình văn hóa ứng xử trong tương lai.

Biện pháp 3: Xây dựng các nghi lễ truyền thống nhằm mục đích phát

triển các giá trị quan trọng của trong nhà trường góp phần hình thành văn hóa ứng xử mang tính ưu việt và đặc trưng của nhà trường.

Biện pháp 4: Xây dựng các mẫu hành vi đại diện văn hóa ứng xử của nhà

trường là biện pháp rất cần thiết và quan trọng để xây dựng văn hóa ứng xử góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Biện pháp 5: Phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường là xu

thế tất yếu của đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt biện pháp này cũng có nghĩa là giúp cho nhà trường tạo dựng được lòng tin, tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các yếu tố bên ngồi nhà trường trong việc xây dựng văn hóa ứng xử góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Các biện pháp xây dựng VHƯX được xây dựng ở trên khơng chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về hình thức mà cịn có mối quan hệ biện chứng với nhau về nội dung. Điều đó được thể hiện ở khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Một biện pháp có thể được sử dụng trong những nhóm biện pháp khác nhau, cịn có sự khác nhau được biểu hiện ở mục đích, nội dung và biện pháp.

- Thứ hai, Các biện pháp khác nhau có mục tiêu và nội dung khác nhau, song chúng đều có chung một mục đích là nhằm hình thành ý thức xây dựng VHƯX ở CB, GV, NV, HS nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học.

- Mỗi biện pháp đề xuất khi thực hiện cần xem xét cụ thể trong mối quan hệ và tác động chung của chúng. Nếu quá chú trọng vào một biện pháp có thể làm cho các biện pháp cịn lại khơng đạt kết quả và phá vỡ tính cân bằng của hệ thống. Khi thực hiện các biện pháp đề xuất phải mang tính đồng bộ và có kế hoạch cụ thể, được kiểm soát và đánh giá thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết. Cần chú ý kết hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành và các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực của nhà trường cụ thể để có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu các biện pháp đưa ra. Có thể hình dung về mối quan hệ giữa các biện pháp qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)