8. Cấu trúc luận văn
1.4. Nội dung xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học phổ thông
1.4.3. Xây dựng các chuẩn mực văn hóa
Chuẩn mực là các quy định không viết thành văn để chỉ dẫn chúng ta hành động như thế nào. Đó là các quy tắc chỉ đạo sự tương tác giữa các thành viên với nhau, cách thức làm việc, ra quyết định, giao tiếp hay thậm chí cả cách ăn mặc. Tất cả các tổ chức, các nhóm người muốn thực hiện các hoạt động, và các cách thức hoạt động khác đều cần phát triển các chuẩn mực.
Trong trường THPT cần có các chuẩn mực và ở từng tổ chức trong nhà trường: tổ nhóm, bộ phận hành chính, nhóm thực hiện dự án…..đều cần đưa ra các chuẩn mực. Chuẩn mực cần được thiết lập ngay từ đầu khi mới thành lập các nhóm làm việc và các nhóm phải tự thiết lập chuẩn mực cho mình, tự soạn thảo chuẩn mực để có trách nhiệm và làm chủ các chuẩn mực do mình soạn ra. Có hai cách để xác định các chuẩn mực: quan sát và viết lại các chuẩn mực đã được và đang được sử dụng hoặc các thành viên của nhóm đề xuất ý tưởng và viết các chuẩn mực mới.
1.4.3.1. Lập kế hoạch
- Xây dựng logo, đồng phục cho cán bộ, GV, NV và học sinh, biểu tượng riêng của trường.
- Xây dựng nội quy, nguyên tắc ứng xử, quy định cho các thành viên trong hội đồng.
1.4.3.2. Tổ chức
Để các chuẩn mực thực sự có ý nghĩa thì vấn đề quan trọng nhất là đưa ra các chuẩn mực này vào trong thực tế. Viết và soạn thảo chuẩn mực không giúp các thành viên trong tổ chức nhớ được các chuẩn mực hay tuân thủ chúng. Các chuẩn mực để được tn thủ và thực hiện thì cần có các giải pháp của các thành viên của tổ chức. Bên cạnh đó, cần đưa ra các chế tài khi các thành viên vi phạm chuẩn mực.
- Tổ chức các hội thảo tập trung các thành viên góp ý về logo, về quy định, về mẫu hành vi, về biểu tượng riêng của nhà trường.
- Lấy ý kiến chuyên gia về logo, về quy định, về mẫu hành vi, về biểu tượng riêng của nhà trường.
- Tổ chức thông qua các hoạt động củng cố và tăng cường các giá trị thông qua các hoạt động như tham quan, kỷ niệm, tơn vinh những người có đóng góp cho NT, địa phương.
1.4.3.3. Chỉ đạo giám sát
Cán bộ quản lý nhà trường ( đứng đầu là Hiệu trưởng) giám sát các hoạt động phát triển chuẩn mực văn hóa.
1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá cần thực hiện một cách định kỳ từng tháng hay sau một kỳ, một năm học). Tổ chức cần tạo điều kiện để các thành viên có cơ hội nói lên nhận xét, đánh giá của mình: Chúng ta đã thực hiện tốt các chuẩn ở mức độ nào? Những gì là điểm mạnh và những gì là điểm yếu của các chuẩn mực và quá trình thực hiện chuẩn? Với trường THPT, tất cả cán bộ, GV, NV và học sinh đều phải tuân thủ và thực hiện các chuẩn mực và chịu trách nhiệm về cách hành vi của mình.
- Bộ phận phụ trách quản lý văn hóa ứng xử đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời, có kỉ luật với những vi phạm.