3.2. CÁC GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
3.2.1.3. Giải pháp đối với ngành chế biến
Liên quan mật thiết và cĩ vai trị quyết định đối với sự thành bại của nghề nuơi cá xuất khẩu chính là các doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu. Cá tra fillet chủ yếu được chế biến xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ nên ngành chế biến cá tra xuất khẩu đĩng vai trị quan trọng trong việc giải quyết đầu ra của con cá tra. Vì vậy cũng cần cĩ những giải pháp phát triển ngành này để giải quyết vấn đề tiêu thụ cá tra.
- Doanh nghiệp cần củng cố hơn nữa liên kết bốn nhà. Trong bối cảnh tự do thương mại tồn cầu, hàng hĩa các quốc gia dễ dàng xâm nhập lẫn nhau. Để bảo vệ hàng hĩa trong nước, các quốc gia đưa ra rất nhiều điều kiện khắt khe đối với hàng hĩa nhập khẩu từ các nước khác. Bên cạnh đĩ, kinh tế phát triển cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng cĩ những địi hỏi cao hơn như việc yêu cầu sản phẩm nơng nghiệp phải sạch từ khâu nuơi trồng cho đến bàn ăn, như một số thị trường Âu, Mỹ yêu cầu sản phẩm cá tra fillet phải được thơng qua tại cơ quan kiểm dịch ở nước nhập khẩu, phải đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, phải là sản phẩm thân thiện với mơi trường,... Nhưng đa số các tiêu chuẩn trên xuất phát ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào là con cá tra. Để đảm bảo các yêu cầu này, doanh nghiệp chế biến cần cĩ sự liên kết chặt chẽ với người nuơi cá, những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về nuơi trồng cá tra để cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vì lợi ích của chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cần chủ động tạo liên kết chặt chẽ hơn nữa với người nuơi cá và các nhà khoa học.
- Tăng cường quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong tình hình kinh tế thế giới khĩ khăn khiến đại bộ phận người dân đều cân nhắc kỹ trong chi tiêu dùng. Vì vậy mà đa số các thị trường chính tiêu thụ cá tra fillet của Việt Nam như Mỹ, EU đều giảm lượng hàng
nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng gặp phải những khĩ khăn về tài chính, vấn đề thanh tốn nợ làm ảnh hưởng đến kế hoạch duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet vào các thị trường này. Trước tình hình này, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm để tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Các thị trường mà sản phẩm này cĩ thể hướng đến như Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đơng, châu Á. Khả năng tiếp nhận sản phẩm cá tra fillet của các thị trường này là cĩ thể do trước đây đã cĩ một vài nước ở các khu vực trên nhập khẩu và tiêu dùng sản phẩm này, cĩ thể kể đến như Mexico, Nam Phi, Australia, Arab Saudi, Trung Quốc, HongKong, Đài Loan,...
- Nâng cao giá trị hàng thủy sản xuất khẩu. Với 99% sản phẩm xuất khẩu là cá tra fillet đơng lạnh, 1% là sản phẩm giá trị gia tăng từ con cá tra, xuất khẩu cá tra khơng thốt khỏi tình trạng chung của đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – đĩ là xuất khẩu sản phẩm thơ là chính, khiến chất lượng xuất khẩu đạt thấp. Hiện nay đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều đưa ra những sản phẩm mới như fillet cuốn hoa hồng, fillet tẩm bột mì, fillet xiên que,... nhưng các sản phẩm này chưa được đặt hàng nhiều. Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược giới thiệu, quảng bá các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra tại các nước nhập khẩu để người tiêu dùng quen dần và đưa sản phẩm vào danh mục hàng hĩa lựa chọn trong mua sắm. Chẳng hạn như chả lụa cá tra là sản phẩm đã thành cơng, các sản phẩm chế biến sẵn đĩng hộp cũng là hướng để các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất.
- Xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm là điều cần thiết hiện nay. Trong chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011-2020, Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia được đề cập là một trong những nội dung quan trọng của các biện pháp tăng xuất khẩu. Trong đĩ đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho những mặt hàng nơng sản cĩ thế mạnh. Cá tra Việt Nam hiện cĩ mặt ở hơn 125 thị trường thế giới, nhưng câu chuyện thương hiệu vẫn là rào cản khiến phần lớn cá tra Việt Nam xuất khẩu
dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng thế giới chỉ biết đến con cá tra là sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam chứ ít biết đến sản phẩm đặc thù của Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, duy trì và khơng ngừng nâng cao chất lượng, chủng loại sản phẩm từ cá tra để người tiêu dùng cĩ thể nhận diện và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp vừa tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị xuất khẩu vừa giữ vững thị trường khi cĩ những biến động về kinh tế vì đây là hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Các doanh nghiệp chế biến cá tra cần cĩ sự đồn kết cùng phát triển vì lợi ích chung của doanh nghiệp trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu, sản xuất trong nước gặp nhiều khĩ khăn. Đa số các doanh nghiệp chế biến đều là thành viên của Hiệp hội thủy sản Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam nhưng khi gặp khĩ khăn thì lại cạnh tranh theo phương thức hạ giá bán thấp hơn giá thành, kéo giảm mặt bằng giá chung ngay trước thời điểm chuẩn bị vào mùa thu mua chính của các thị trường nhập khẩu, làm ảnh hưởng xấu đến tồn ngành – đây là biện pháp ứng phĩ rất tiêu cực của doanh nghiệp. Thay vì giảm giá bán, doanh nghiệp cĩ thể quảng bá thêm về chất lượng sản phẩm, quy trình nuơi khép kín đảm bảo an tồn cho sức khỏe người tiêu dùng,... Tĩm lại, tiêu thụ sản phẩm bằng việc khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm là giải pháp tích cực và cĩ hiệu quả lâu dài so với việc bán phá giá. Trước tình trạng này, Vasep hoặc Hội nghề cá Việt Nam và sau này là Hiệp hội cá tra Việt Nam cần cĩ những can thiệp hiệu quả đối với các doanh nghiệp thành viên để tránh những trường hợp cạnh tranh khơng lành mạnh như đã từng xảy ra trong thời gian vừa qua. Về phía doanh nghiệp, nếu cĩ khĩ khăn cĩ thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các thành viên trong Hiệp hội hoặc từ Hiệp hội. Tất cả những điều này đều vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
- Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Do kinh tế khĩ khăn, nguồn tiền cĩ hạn nên nhiều đối tác nhập khẩu cĩ xu hướng mua hàng trả chậm. Doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra nên tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để phịng tránh rủi ro trong thanh tốn. BHTDXK sẽ giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh tốn; tạo ra sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hĩa dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh...