2.3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG VIỆC TÀI TRỢ TÍN DỤNG CHO
2.3.1. Những thành tựu
Đồng Tháp đã mở rộng diện tích nuơi trồng, kêu gọi doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh đầu tư nhà máy chế biến thức ăn thủy sản phục vụ nuơi cá, nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu. Đến nay tỉnh đã đạt được một số thành quả quan trọng trong phát triển ngành cá tra xuất khẩu. Trong quá trình phát triển đĩ khơng thể khơng kể đến sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn này đã mang lại những kết quả cĩ ý nghĩa nhất định đối với nghề nuơi cá xuất khẩu của Đồng Tháp, cụ thể:
- Tín dụng ngân hàng giúp dịng vốn đầu tư vào ngành này đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn. Điều này được minh chứng khi số lượng các doanh nghiệp chế biến cá tra, cá basa fillet đơng lạnh trên địa bàn tỉnh gia tăng liên tục, từ số 06 doanh nghiệp năm 2005 đến cuối năm 2011 là 19 doanh nghiệp, lúc cao điểm lên đến 26 dự án hoạt động với tổng cơng suất thiết kế đạt 429.200 tấn/năm và tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Năng suất lao động xã hội của ngành thủy sản từ đĩ cũng cĩ sự gia tăng đáng kể, tăng 3,7 lần trong giai đoạn 2005-2011.
- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành kinh tế thủy sản ngày càng lớn mạnh. Nắm bắt được thời cơ phát triển của ngành nuơi trồng, chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu, nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ tận dụng nguồn vốn tự cĩ, vốn huy động, vốn tín dụng ngân hàng để vào cuộc. Các nhà đầu tư này được phân hĩa khá rõ rệt, những cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nhỏ cĩ vốn ít đầu tư vào lĩnh vực nuơi trồng, những doanh nghiệp cĩ tình hình tài chính khá, kỹ năng quản lý tốt, cĩ khả năng tiếp cận cơng nghệ sản xuất hiện đại thì đầu tư nhà máy chế biến. Quá trình tự nhận thức và tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể kinh tế cùng với sự hỗ trợ về chính sách của tỉnh Đồng Tháp đã giúp ngành thủy sản của tỉnh phát triển nhanh chĩng.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân