Giải pháp đối với nghề nuơi cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển nghề nuôi cá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 70 - 74)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

3.2.1.2. Giải pháp đối với nghề nuơi cá

Nghề nuơi cá đang cĩ nhu cầu vốn rất lớn để cĩ thể duy trì và phát triển bền vững. Nhưng thực tế hiện nay là các ngân hàng thương mại đang quay lưng lại với nghề này do lo ngại rủi ro mất vốn. Do đĩ, người nuơi cá cần cĩ những thay đổi cơ bản về tư duy nuơi cá để cĩ thể sống ổn định với nghề này một cách lâu dài.

Đầu tiên là tổ chức tuyên truyền cho người nuơi cá cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sản phẩm cá tra chế biến muốn thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nga,... phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Thơng qua các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật nuơi trồng, các chi hội thủy sản, trung tâm khuyến nơng huyện sẽ tổ chức tuyên truyền để người nuơi cá nâng cao nhận thức về vấn đề này. Tùy từng thị trường nhập khẩu, người nuơi cá muốn tiêu thụ sản phẩm thì phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, dư lượng kháng sinh, sản phẩm nuơi trồng theo tiêu chuẩn được các thị trường nhập khẩu chấp nhận như Global Gap, ASC, ACC, HCCP,... Vì vậy, nếu người nuơi cá cĩ thể dự kiến trước sản phẩm của mình xuất khẩu

vào thị trường nào thì sẽ chủ động hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu chứng nhận nuơi trồng của thị trường đĩ. Vì vậy người nuơi cần liên kết với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để đảm bảo đầu ra được thuận lợi. Thêm vào đĩ, người nuơi cá phải thực hiện nghiêm quy trình nuơi, xử lý dịch bệnh, thời điểm thu hoạch, khơng sử dụng các chất kháng sinh cấm, hĩa chất độc hại hủy hoại mơi trường,... để đảm bảo chất lượng cá đáp ứng các chỉ tiêu kiểm định của Cục quản lý chất lượng nơng lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cũng như kiểm định của các nước nhập khẩu.

Kế đến là giúp người nuơi cá đảm bảo tuân thủ thực hiện đúng các qui định của nhà nước về nuơi trồng thủy sản nĩi chung và về nuơi cá tra, cá basa nĩi riêng. Đĩ là phải đầu tư tại những vùng đã được phê duyệt quy hoạch. Qua cơng tác tuyên truyền cũng như cĩ chế tài xử lý nghiêm sẽ khắc phục được tình trạng nuơi trồng ngồi quy hoạch. Nếu thực hiện tốt, người nuơi cá sẽ được hưởng lợi từ những chính sách khuyến khích phát triển nghề nuơi cá của địa phương, cĩ thể được đầu tư hạ tầng và được bảo hộ trong quá trình nuơi trồng. Những vùng nuơi nằm trong vùng quy hoạch đã được khảo sát về điều kiện tự nhiên, địa hình, điều kiện khai thác,... sẽ tạo thuận lợi cho người nuơi trong quá trình nuơi trồng cũng như thu hoạch. Các vùng nuơi này đã được đầu tư hoặc nằm trong quy hoạch đầu tư hệ thống thủy lợi nên an tồn hơn so với việc đầu tư riêng lẻ. Nuơi trồng tập trung giúp chất lượng sản phẩm đạt độ tương đồng cao hơn, dịch bệnh được theo dõi và kiểm sốt chặt chẽ hơn với chi phí thấp hơn. Việc tự đầu tư tại các tuyến dân cư hoặc đào ao nuơi cá trong đất trồng lúa sẽ rủi ro cho người nuơi do cá nuơi rất dễ bị tác động tiêu cực từ mơi trường xung quanh, việc vận chuyển khơng thuận lợi, khĩ tiêu thụ do nuơi rải rác, khơng tập trung.

Tiếp theo là xây dựng liên kết bốn nhà một cách bền vững. Với xu hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp nơng thơn thì sản xuất lớn trong nơng nghiệp là xu hướng tất yếu. Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt bắt buộc người sản xuất, các doanh nghiệp phải liên kết nhau để cùng tồn tại và phát triển. Lâu nay

chủ trương liên kết bốn nhà đã được áp dụng với nhiều ngành nghề trong sản xuất nơng nghiệp, kể cả trồng trọt lẫn chăn nuơi. Nghề nuơi cá tra cũng đã thực hiện việc này nhưng sự liên kết chưa chặt chẽ, thiếu bền vững. Vai trị của Nhà nước, nhà khoa học chưa chủ động và thể hiện rõ trong liên kết này, đầu mối chủ yếu của liên kết lâu nay là doanh nghiệp. Xuất phát từ lợi ích thu được trong quy trình nuơi và tiêu thụ, người nuơi cá cần đĩng vai trị chủ động xây dựng liên kết này. UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành quy hoạch phát triển ngành nuơi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu khi đây được xác định là thế mạnh kinh tế của tỉnh. Người nuơi cá cần tận dụng chủ trương này để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, quan hệ với các Sở, Ban, Ngành để được hỗ trợ về kỹ thuật nuơi trồng, thị trường tiêu thụ, chứng nhận đảm bảo các tiêu chuẩn về nuơi trồng,... Một khi nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước thì việc kêu gọi các nhà khoa học cùng tham gia là việc khơng khĩ. Hiện trung tâm khuyến nơng tỉnh, huyện cũng rất tích cực chuyển giao cơng nghệ nuơi trồng cho người nuơi cá, từ ươm cá giống đến nuơi cá thịt. Mặc dù vậy, trong quá trình sản xuất phát sinh rất nhiều vấn đề đa dạng và phong phú liên quan đến kỹ thuật nuơi trồng. Do đĩ, người nuơi cần chủ động liên hệ với các nhà khoa học khi phát hiện các lỗ hổng về kỹ thuật hay cĩ dịch bệnh mới trong quá trình nuơi. Liên kết này cũng cần cĩ sự tham gia của phía ngân hàng. Một khi người nuơi cá đã tăng cường năng lực sản xuất, giảm thiểu rủi ro thì nguồn vốn từ các NHTM sẽ được thu hút vào ngành này. Trong thời gian gần đây, tỉnh Đồng Tháp thường xuyên tổ chức các đồn tham quan, học tập kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp tại Vương quốc Thái Lan. Qua đĩ nhận thấy sự nhất quán liên kết bốn nhà sẽ tạo chuỗi sản phẩm khép kín, thương hiệu sản phẩm ổn định và đứng vững trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Một điểm khác cần giải quyết là phương thức làm ăn manh mún, nhỏ lẻ trong nơng nghiệp cũng như trong nuơi trồng thủy sản tại Việt Nam. Mơ hình sản xuất lớn là hướng đi tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội chủ nghĩa.

Chính vì vậy mà tâm lý tư hữu manh mún theo truyền thống của nơng dân ta từ thời phong kiến đến nay sẽ kềm hãm sự phát triển của sản xuất. Do đĩ người nơng dân cần cân nhắc lợi ích, từ bỏ cái lợi trước mắt là được sở hữu một khoản tài sản nhất định để hướng đến lợi ích lâu dài là cĩ việc làm, thu nhập cao, ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển mơ hình nuơi trang trại hoặc xây dựng các hợp tác xã nuơi trồng thủy sản để sản xuất tập trung là hướng đi đúng đắn cần thực hiện.

Một giải pháp nữa đối với người nuơi cá là thực hiện bảo hiểm nơng nghiệp. Tại Mỹ - một nước cĩ nền nơng nghiệp phát triển cao – cĩ đến 85% nơng dân mua bảo hiểm nơng nghiệp. Việc này cho thấy tầm quan trọng và tính hiệu quả của BHNN đối với người nơng dân. BHNN đã được triển khai thí điểm từ năm 2011 tại 20 tỉnh, thành trong cả nước, trong đĩ cĩ Đồng Tháp và đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định. Chính sách này được nhận định như là một lá chắn an tồn cho người nơng dân trước những thiên tai, dịch bệnh trên vật nuơi, cây trồng đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, chính sách này chưa được phổ biến và đĩn nhận rộng rãi do nguyên nhân cả từ phía nhà cung cấp bảo hiểm cũng như người mua bảo hiểm. Cĩ thể kể đến một số nguyên nhân chính như: nơng dân khơng mặn mà do phải bỏ ra thêm một khoản chi phí đầu tư, cịn doanh nghiệp bảo hiểm thì chẳng hào hứng vì mức độ rủi ro cao, thủ tục rườm rà, thời gian chi trả bảo hiểm kéo dài… Trong hồn cảnh hiện nay, nhiều người cho rằng nơng nghiệp cần được bảo hiểm để kéo giảm nguy cơ thiệt hại cho nơng dân khi mà điều kiện tự nhiên ngày càng bất lợi hơn. Để BHNN trở thành hiện thực rất cần sự vào cuộc của Chính phủ và các bộ ngành cĩ liên quan tạo ra những cơ chế thực sự hiệu quả hỗ trợ nơng dân và cả doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là ý thức tự giác tích cực của người nuơi cá đối với sự cần thiết phải tham gia BHNN và cĩ những kiến nghị phù hợp rút ra từ thực tiễn để cơ quan cĩ thẩm quyền của nhà nước, các doanh nghiệp bảo

hiểm sửa đổi, hồn thiện chính sách bảo hiểm này. Vì mục tiêu cuối cùng của chính sách BHNN là vì lợi ích của những người sản xuất nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển nghề nuôi cá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)