NHU CẦU VỐN CỦA NGHỀ NUƠI CÁ XUẤT KHẨU VÀ CÁC HÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển nghề nuôi cá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 33)

THC TÀI TR

1.2.1. Nhu cu vn

Chăn nuơi là lĩnh vực tạo nhiều việc làm và thu nhập cho nơng dân, doanh nghiệp, nguồn cung cấp thực phẩm chính trong tiêu dùng hàng ngày. Nhưng hiện nay người chăn nuơi và doanh nghiệp chế biến đều gặp khĩ khăn về thị trường đầu ra mà giá cả lại bấp bênh khơng ổn định, đa số giá bán buơn các sản phẩm thơ của ngành nơng nghiệp đều giảm trong khi giá cả các sản phẩm bán lẻ tăng liên tục. Thời tiết khơng thuận lợi, dịch bệnh ngày càng gia tăng cũng làm người

chăn nuơi tốn rất nhiều cơng sức. Bên cạnh đĩ, giá nguyên liệu đầu vào của ngành chăn nuơi cũng tăng liên tục, nhất là giá thức ăn chăn nuơi, thuốc thú ý do phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngồi. Tác động của kinh tế thị trường, tỷ lệ lạm phát cao trong những năm gần đây cũng làm cho chi phí nhân cơng ngày càng tăng. Chính vì chi phí đầu vào tăng liên tục nhưng giá bán lại khơng ổn định nên hầu như đa số các hộ nuơi cá thể đến doanh nghiệp nuơi lớn đều thiếu vốn trầm trọng, đã cĩ nhiều trang trại chăn nuơi tạm ngừng sản xuất, thậm chí cĩ khả năng phá sản. Chúng ta cĩ thể xem xét giá thành chăn nuơi cá của các hộ dân ở Đồng bằng sơng Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 để thấy rõ tốc độ tăng giá thành sản xuất, các chi phí cấu thành giá thành và tác động của các loại chi phí này đến giá thành sản xuất, trong đĩ chủ yếu là chi phí con giống và thức ăn.

Bng 1.1: Giá thành nuơi cá tra, ba sa 6 tháng đầu năm 2006 ti mt s tnh Đồng bng sơng Cu Long Hình thức nuơi: Ao, hầm Chung cvùng Trà Vinh Đồng Tháp An Giang Cn Thơ

Số đơn vị điều tra Đvt 357 100 100 57 100

1. Sản lượng thu hoạch tấn 23,109 1,793 7,583 2,060 11,674 2. Tổng giá trị sản lượng thu hoạch 1000 đồng 281,954,342 20,315,193 92,560,804 23,363,804 145,714,541 3. Tổng chi phí sản xuất // 223,609,119 18,648,633 73,487,164 18,319,253 113,154,069 4. Cơ cấu chi phí sản xuất % 100.00 100,0 100,0 100,0 100,0 4.1. Chi phí con giống, thức ăn // 88.90 91.5 87 90.7 89.4

- Con giống // 8.30 6.7 10 14.4 6.5

-Thức ăn // 91.70 93.3 90 85.6 93.5

4.2. Chi phí nguyên nhiên liệu,

thuốc phịng chữa bệnh… // 6.20 4.9 5.8 5.8 6.7

4.3. Chi phí thuê ngồi // 3.80 1.6 6.4 2.4 2.7

4.4. Chi phí lao động tự làm của hộ // 1.10 2 0.8 1 1.1 5. Chi phí sản xuất 1kg sản lượng

thu hoạch (chưa kể chi phí thuê đất và trả lãi tiền vay)

đồng/kg 9,676 10,401 9,691 8,895 9,693

(Nguồn: Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nơng thơn, nơng nghiệp và thủy sản năm 2006 của Ban chỉ đạo Trung ương tổng điều tra nơng thơn, nơng nghiệp và thủy sản) [12]

Bng 1.2: Bng phân tích giá thành và li nhun nuơi cá tra ti Đồng bng sơng Cu Long giai đon 2007-2012 Đvt: đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Ni dung Giá trCơ cu chi phí (%) Giá trCơ cu chi phí (%) Giá trCơ cu chi phí (%) Giá trCơ cu chi phí (%) Giá trCơ cu chi phí (%) Giá trCơ cu chi phí (%) Sốđơn vịđiều tra:140 Phí cốđịnh 80 0.62 100 0.67 120 0.71 150 0.74 160 0.72 170 0.74 Khấu hao ao 80 100 120 150 160 170 Phí biến động 12,920 99.38 14,900 99.33 16,880 99.29 20,170 99.26 22,153 99.28 22,953 99.26 Con giống 1,060 8.15 1,070 7.13 1,200 7.06 1,500 7.38 1,780 7.98 1,780 7.70 Thức ăn 10,500 80.77 12,000 80.00 13,600 80.00 15,780 77.66 17,280 77.44 7,880 77.33 Thuốc, hĩa chất 600 4.62 700 4.67 700 4.12 800 3.94 800 3.59 1,000 4.32 Cơng nhân 70 0.54 70 0.47 80 0.47 130 0.64 133 0.60 133 0.58 Cơng thu hoạch 80 0.62 84 0.56 84 0.49 120 0.59 120 0.54 120 0.52 Hút bùn, cải tạo ao 60 0.46 70 0.47 80 0.47 80 0.39 80 0.36 80 0.35 Phí quản lý + phí khác 50 0.38 70 0.47 80 0.47 80 0.39 80 0.36 80 0.35 Lãi suất ngân hàng 500 3.85 836 5.57 1,056 6.21 1,680 8.27 1,880 8.43 1,880 8.13 Tng chi phí (Giá thành) 13,000 100 15,000 100 17,000 100 20,320 100 22,313 100 23,123 100 Giá bán 14,500 14,600 15,300 17,300 25,500 23,000 Li nhun 1,500 (400) (1,700) (3,020) 3,187 (123) Hiệu quả sinh lợi (lãi/vốn) 11.54 -2.67 -10.00 -14.86 14.28 -0.53 (Nguồn: Chuyên đề phân tích giá thành cá tra nguyên liệu và đề xuất giải pháp hạ giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất - Ths Phạm Thị Thu Hồng - Chi Cục thủy sản Vĩnh Long) [3]

Từ bảng 1.1, 1.2 về phân tích cấu thành chi phí nuơi cá cho thấy trong giai đoạn 2007-2012, giá thành sản xuất cá tra đã tăng 1,77 lần, trung bình 9,5%/năm. Trong đĩ:

- Chi phí thức ăn tăng 1,7 lần, trung bình mỗi năm tăng 9,8% - Chi phí con giống tăng 1,59 lần, trung bình 9,9%/năm

- Chi phí thuốc và hĩa chất tăng 1,67 lần, trung bình 10%/năm - Chi phí lãi vay ngân hàng tăng 3,76 lần, trung bình 4,4%/năm - Chi phí khác tăng 1,71 lần, trung bình 9,7%/năm

Với tốc độ tăng chi phí sản xuất khá cao (9,5%/năm), theo giá thành nuơi cá từ 23.000-25.000 đồng/kg như hiện nay thì một 1 ha diện tích mặt nước cần 8,4 – 8,8 tỷ đồng giá vốn để đạt sản lượng trung bình là 350 tấn/ha. Để đạt mục tiêu sản lượng 1,3 triệu tấn (tương đương mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD) năm 2012 thì tổng nhu cầu vốn sẽ là 31.200 – 32.686 tỷ đồng – bằng khoảng 31% giá trị sản xuất của ngành thủy sản trong năm 2011. Với mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD – tương đương 41.600 tỷ đồng thì nhu cầu vốn nuơi trồng sẽ chiếm 75%- 79% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa dự kiến của năm 2012.

Trong tình hình giá các loại nguyên liệu nhập khẩu chế biến thức ăn thủy sản liên tục gia tăng cũng tác động dây chuyền đến chi phí đầu vào của nghề nuơi cá vì chi phí thức ăn chiếm 77%-80% tổng chi phí nuơi cá, làm giá thành nuơi cá ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư vào nghề này rất lớn. Do cần khoản vốn đầu tư lớn nên hầu hết các hộ nuơi cá tra thương phẩm đều vay vốn ngân hàng, tuy nhiên khơng phải người nuơi nào cũng cĩ thể tiếp cận được với nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại do các yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp, mức vốn vay, tính ổn định của thị trường đầu ra… Vì vậy các hộ nuơi cá thường phải tìm đến các nguồn vốn khác để duy trì hoạt động sản xuất. Ngồi nguồn vốn tín dụng chính thức từ các ngân hàng thương mại cịn cĩ tín dụng đen từ bên ngồi khi mà nguồn vốn vay chính thức khơng đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Nhưng nguồn vốn này cĩ chi phí rất cao và nếu như người vay khơng chắc

chắn cĩ đủ khả năng trả nợ trong thời gian ngắn thì sẽ bị lún sâu vào nợ nần và cuối cùng là khơng thể kham nổi gánh nặng nợ này. Do đĩ người nuơi cá hiện nay đang áp dụng một mơ hình chăn nuơi tương đối an tồn hơn là liên kết với các doanh nghiệp chế biến theo hình thức nuơi gia cơng hoặc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi nuơi. Điều này sẽ giảm gánh nặng chi phí cho người nuơi và cũng bảo đảm người nuơi cá sẽ cĩ đầu ra tương đối an tồn hơn so với phương thức tự nuơi trồng và tự tìm đầu ra sau khi đã thả nuơi. Tuy nhiên, người nuơi cá vẫn rất mong tiếp cận được với nguồn vay từ các ngân hàng thương mại do lãi suất phù hợp với lãi suất thị trường chính thức và khi đĩ người nuơi sẽ chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.

1.2.2. Các hình thc tài tr

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng cần một số vốn nhất định để hoạt động và nhu cầu vốn bên ngồi càng tăng theo quy mơ hoạt động, kể cả đối với kinh doanh hộ cá thể hoặc thuộc các loại hình doanh nghiệp. Đối với các đơn vị hoạt động trong nghề nuơi cá xuất khẩu cũng khơng ngoại lệ, nguồn vốn của họ được cung cấp từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay mượn từ người thân, bạn bè, nguồn tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng hoặc nguồn tín dụng ngân hàng hoặc các kênh huy động vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khốn. Mỗi nguồn vốn cĩ những đặc trưng, ưu, nhược điểm riêng và tùy vào đặc điểm riêng của từng đơn vị kinh doanh sẽ cĩ những lựa chọn phù hợp.

1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn của nhà đầu tư và vốn vay mượn từ người thân, bạn bè: đây là nguồn vốn bắt buộc đơn vị kinh doanh nào cũng phải cĩ trong quá trình hoạt động và ít hay nhiều tùy thuộc vào năng lực tài chính của đơn vị, thể hiện khả năng tự chủ trong kinh doanh của đơn vị. Thơng thường, hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp tư nhân hoạt động với quy mơ nhỏ cĩ tỷ lệ vốn tự cĩ tham gia vào phương án cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác do quy mơ đầu

tư nhỏ, tự thân quản lý, sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu. Tuy nhiên trong thời điểm kinh tế khĩ khăn hiện nay, chi phí sản xuất tăng cao, đa số các đơn vị kinh doanh khơng đạt hiệu quả cao nên tỷ lệ vốn tự cĩ ngày càng giảm, thay vào đĩ là các nguồn vốn tín dụng.

1.2.2.2. Tín dụng thương mại

Là khoản vốn chiếm dụng thơng qua các thỏa thuận về điều kiện thanh tốn đối với nhà cung cấp, tín dụng thương mại cĩ ưu điểm là hỗ trợ tốt cho việc mua hàng và tài trợ cho khách hàng thơng qua hình thức bán chịu, tuy nhiên đĩng gĩp của tín dụng thương mại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhu cầu vốn lưu động của các đơn vị nuơi cá. Đối với các đơn vị chăn nuơi cá xuất khẩu, nguồn tín dụng thương mại hiện nay chủ yếu lại xuất phát từ các doanh nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp này khi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuơi cá sẽ đồng ý cung cấp một phần thức ăn nuơi cá và tiền thức ăn này sẽ trừ lại cả gốc lẫn lãi khi thanh tốn tiền cá lúc thu hoạch.

1.2.2.3. Tín dụng ngân hàng

Đây là nguồn vốn truyền thống tài trợ cho hoạt động kinh doanh của đa số các doanh nghiệp hiện nay. Ưu điểm của tín dụng ngân hàng là dễ huy động, miễn là bên đi vay đáp ứng đủ các điều kiện do tổ chức tín dụng đưa ra và cĩ tài sản thế chấp đảm bảo cho khả năng trả lãi và nợ gốc khi đến hạn. Nhược điểm của loại hình vốn này là dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của lãi suất cho vay theo hình thức thả nổi hoặc cố định trong thời gian ngắn, thời hạn sử dụng vốn khơng đáp ứng được nhu cầu và đơi khi cịn bị hạn chế bởi các yêu cầu về tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển nghề nuôi cá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)