3.2. CÁC GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
3.2.1.4. Giải pháp đối với ngành sản xuất thức ăn nuơi cá
Thức ăn nuơi cá chiếm tỷ lệ 77%-80% chi phí nuơi cá, cĩ ảnh hưởng lớn đến thời gian nuơi và chất lượng cá thương phẩm. Hiện nay theo phản ánh của người nuơi cá thì chất lượng thức ăn viên cơng nghiệp giảm, khơng đúng độ đạm cơng bố trên bao bì trong khi giá thành tăng liên tục. Điều này làm thời gian nuơi cá kéo dài, chi phí nuơi cá tăng. Chính vì vậy mà cần cĩ những giải pháp đối với ngành chế biến thức ăn nuơi cá để đảm bảo chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh của con cá tra.
- Các doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng thức ăn theo các chỉ tiêu đã cơng bố. Nếu doanh nghiệp chỉ cần giảm 5-10% độ đạm là người nuơi thiệt hại hàng trăm triệu đồng, thời gian nuơi cũng kéo dài 7-8 tháng thay vì khoảng 6 tháng như trước đây. Cĩ thể thấy xuất khẩu cá tra thời gian gần đây gặp khĩ khăn, người nuơi treo ao do lỗ nên các nhà máy chế biến thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Thị trường thu hẹp trong khi số lượng nhà máy chế biến nhiều đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh như giảm chất lượng sản phẩm. Nhưng nếu doanh nghiệp tiếp tục thả nổi chất lượng thức ăn thì sẽ tác động dây chuyền đến chi phí nuơi, chất lượng cá nguyên liệu, làm cho đầu ra của con cá tra càng khĩ khăn hơn. Khi ngành nuơi trồng, chế biến thu hẹp thì doanh nghiệp sản xuất thức ăn cũng khơng thể phát triển.
- Các doanh nghiệp sản xuất TATS cần cân đối nhu cầu để khơng bị khủng hoảng thừa hoặc lãng phí vốn đầu tư. Các tỉnh phát triển mạnh về nuơi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ,
Sĩc Trăng, doanh nghiệp chế biến cá thường đầu tư kèm nhà máy chế biến TATS hoặc các nhà máy chế biến TATS trên địa bàn tỉnh cũng gần như đáp ứng được nhu cầu TATS trên địa bàn, như tại Cần Thơ là 30, tại An Giang là 16 nhà máy. Riêng tại Đồng Tháp, đã cĩ 24 nhà máy chế biến thức ăn cá tra, tổng cơng suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, trong khi đĩ kế hoạch sản xuất năm 2012 là 350.000 tấn cá tra thì nhu cầu thức ăn chỉ khoảng 525.000 tấn, như vậy cung đã vượt cầu trong tỉnh đến gần 5 lần. Chính tình trạng phát triển tràn lan trong thời gian qua đã dẫn đến hậu quả là trong số 24 nhà máy này thì hiện chỉ cịn 3 nhà máy hoạt động tốt, 14 nhà máy ngưng hoạt động, 7 nhà máy hoạt động cầm chừng.
- Các cơng ty sản xuất TATS nên đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm bên cạnh việc đảm bảo chất lượng thức ăn nuơi cá đúng với tiêu chuẩn đã cơng bố. Cĩ thể định hướng nghiên cứu như giảm định mức thức ăn cho 1 kg cá thương phẩm xuống khoảng 1,4 thay vì 1,6-1,7 như hiện nay, và đã cĩ doanh nghiệp thực hiện thành cơng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn này nhưng chưa được phổ biến rộng rãi; giảm thời gian nuơi xuống dưới 6 tháng; tăng chất lượng TATS để cá cĩ nhiều nạc hơn, tỷ lệ thịt trắng cao hơn,...
- Xây dựng vùng nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Việc các doanh nghiệp chế biến TATS tăng giá bán được giải thích là do giá hầu hết các loại nguyên liệu sản xuất chính như bánh dầu đậu nành, bột xương thịt, Lysine, Methionin,... đều tăng. Các loại nguyên liệu này chủ yếu là nguồn nhập khẩu nên phụ thuộc lớn vào sự biến động giá trên thị trường thế giới. Chỉ một khi các doanh nghiệp chế biến TATS chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào thì giá thành sản xuất mới ổn định.