Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 37 - 39)

thương mại

1.2.4.1. Chiến lược quản trị

Hoạt động của các NHTM luôn đòi hỏi phải có một chiến lược quản trị tốt, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển. Để cạnh tranh được thành công, mỗi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Để phát triển ổn định và bền vững, nhà quản trị cần xây dựng các chiến lược phù hợp tiềm lực vốn có, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và hạn chế rủi ro. (Young, 2000)

Bên cạnh các chiến lược phát triển, nhà quản trị luôn quan tâm đến các chiến lược QTRR (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, RRHĐ). Chiến lược đưa ra đảm bảo cho công tác QTRR được nhận thức đúng đắn, xác định và nhận dạng được các loại rủi ro tồn tại trong quá trình hoạt động, từ đó có các biện pháp kiểm soát, hạn chế và phòng ngừa rủi ro.

1.2.4.2. Nhân sự và đào tạo

Một trong những nguyên nhân dẫn đến RRHĐ là yếu tố con người. Để tăng cường QTRRHĐ, việc cán bộ nhân viên được đào tạo, huấn luyện, đặc biệt liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp là rất cần thiết.

Hầu hết các nhân viên mới trong ngân hàng đều trãi qua đào tạo. Mục đích chính nhằm để nâng cao kiến thức, kỹ năng, khả năng và thái độ của các nhân viên để tăng mức độ tự tin, trở nên năng động và đạt được sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Nhân viên cũng phải thích nghi với sự thay đổi trong hoạt động của tổ chức đặc biệt là trong hoạt động đó bao gồm sự phát triển của các khóa học đào tạo có liên quan đến rủi ro và sự tham gia của nhân viên trong việc đáp ứng với bất kỳ hệ thống cảnh báo sớm (Carey, 2001). Sự thiếu sót của các chương trình đào tạo cho các nhân viên dẫn đến việc mất thời gian và công sức cũng như sự mất mát về nhân lực và nguồn tài chính. Điều quan trọng của các chương trình đào tạo là làm cho nhân viên hiểu được các khía cạnh rủi ro gặp phải trong hoạt động ngân hàng và những rủi ro vốn có xuất hiện trong các hoạt động kinh doanh. Một sự hiểu biết

tốt hơn về QTRR là điều cần thiết để nhân viên có đủ khả năng đối phó với nguy cơ thường xuyên.

Trong quá trình tác nghiệp, cán bộ nhân viên là người trực tiếp vận hành quy trình, thao tác nghiệp vụ, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra từ đó đề xuất các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Ngoài ra, công tác QTRRHĐ sẽ được thực hiện tốt nếu vai trò của các cán bộ thuộc bộ phận quản lý rủi ro và KSNB được nhận thức đúng đắn và phát huy tối đa.

1.2.4.3. Chính sách, các quy trình nghiệp vụ

Quá trình tác nghiệp cần được quy trình hóa. Do đó việc kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn ngân hàng, đảm bảo cán bộ có liên quan phải nắm vững, hiểu và thực hiện đúng theo các quy định, quy trình nghiệp vụ.

Bên cạnh đó cần thường xuyên cải tiến, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản để đáp ứng yêu cầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và tiện ích tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở an toàn, hiệu quả, có tính cạnh tranh và phòng tránh được rủi ro.

1.2.4.4. Xây dựng bộ máy cho quản trị rủi ro hoạt động

Việc xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển và quy mô hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình tác nghiệp sẽ giúp ngân hàng quản trị được RRHĐ

Xây dựng bộ máy QTRRHĐ phải độc lập với bộ phận kinh doanh và được tổ chức theo chiều dọc từ trụ sở chính đến chi nhánh.

Thực hiện việc luân chuyển cán bộ đúng theo quy định, áp dụng chế độ nghỉ phép đối với cán bộ nhân viên đúng yêu cầu, bảo đảm tái sản xuất sức lao động. 1.2.4.5. Cơ sở hạ tầng và năng lực công nghệ

Hệ thống CNTT là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Xây dựng hệ thống CNTT phù hợp, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động nghiệp vụ

và công tác QTRRHĐ.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch trang bị cơ sở vật chất đảm bảo theo tiêu chuẩn sẽ tạo an toàn trong môi trường làm việc.

Thường xuyên có kế hoạch và thực hiện kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất, môi trường làm việc nhằm lại bỏ rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Vì vậy, có được cơ sở vật chất và hệ thống CNTT hiện đại sẽ giúp ngân hàng QTRR đã và đang xảy ra.

1.2.5.6. Các biện pháp kiểm soát

Các NHTM nên thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát về thẩm quyền, hạn mức trong quá trình tác nghiệp của cán bộ và các đơn vị. Đảm bảo cơ chế kiểm soát an toàn trong từng quy trình nghiệp vụ, kiểm soát viên, hậu kiểm tại từng quy trình nghiệp vụ phải thực hiện kiểm soát theo trách nhiệm được phân công.

Tạo lập cơ chế phù hợp trong việc điều tra, đề xuất giải quyết các trường hợp gian lận với chế tài đủ sức răn đe. Có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ báo cáo hiện tượng vi phạm cũng như đề xuất xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể trong hoạt động tác nghiệp để xảy ra sai sót.

Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp ngân hàng ngăn chặn các ý đồ xấu, góp phần tạo dựng cơ sở dữ liệu sạch, làm tiền đề cho sự phát triển các phần mềm ứng dụng nói chung, QTRRHĐ nói riêng.

Ngoài các biện pháp kiểm tra, giám sát trên, các ngân hàng cũng nên sử dụng công tác kiểm toán nội bộ. Công tác kiểm toán nội bộ là công cụ hữu hiệu, đảm bảo đạt các mục tiêu: kiểm soát, QTRR tốt, tăng trưởng hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)