KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 98 - 118)

Thứ nhất, NHNN cần sớm nghiên cứu và an hành khung pháp lý liên quan đến RRHĐ. Khung pháp lý về QTRRHĐ đến nay chưa chính thức được ban hành, cần sớm hình thành đầy đủ khung pháp lý cho hệ thống QTRRHĐ bao gồm các văn

bản về chiến lược, chính sách, quy trình quản lý và các hạn mức RRHĐ. NHNN ban hành quy định về QTRRHĐ và hướng dẫn về an toàn vốn tối thiểu, cấu phần vốn cho RRHĐ kịp thời để các NHTM áp dụng đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian theo lộ trình đề ra. NHNN cần sớm đưa ra lộ trình cụ thể về yêu cầu tuân thủ công ước Basel II đối với các ngân hàng. Hiện nay chỉ mới có 10 ngân hàng thí điểm áp dụng theo chuẩn mực của Basel II, đến năm 2018 10 ngân hàng này sẽ hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ áp dụng rộng rãi Basel II với các NHTM trong nước. NHNN cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể để toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam hiểu và thực hiện một cách thống nhất.

Thứ hai, NHNN cần nhanh chóng dự thảo và áp dụng quy định trích lập dự phòng đối với RRHĐ để đảm bảo có nguồn bù đắp khi xảy ra tổn thất RRHĐ.

Thứ ba, NHNN phải tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. NHNN cần có những bổ sung vào quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, phải đảm bảo định kỳ thường xuyên đánh giá chính sách của ngân hàng về vốn, sự tuân thủ của ngân hàng về vốn pháp định; kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết khi phát hiện những bất cập trong quá trình đánh giá; có quyền yêu cầu ngân hàng duy trì vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định căn cứ vào đặc điểm cụ thể của thị trường; có quyền can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa tình trạng vốn của ngân hàng giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu.

Thứ tư, NHNN phải yêu cầu tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của NHTM, đây cũng chính là điều kiện để các NHTM tuân thủ các nguyên tắc, kỷ luật thị trường. Điều này giúp cho các thành viên thị trường có thể đánh giá tình hình sức khỏe của các ngân hàng thông qua lợi nhuận, tính chất rủi ro cũng như thực tiễn quản lý và giám sát.

Thứ năm, NHNN hoàn thiện các chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định, trong khi vẫn duy trì sự ổn định của hệ thống ở mức cho phép. Đẩy mạnh việc hợp tác, tư vấn nghiên cứu hoàn thiện môi trường pháp lý, đặc biệt đối với các dịch vụ ngân hàng mới, có vai trò thiết yếu đối

với hoạt động ngân hàng như các dịch vụ ủy thác, sản phẩm phái sinh, các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ sáu, NHNN cần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. NHNN cần khuyến khích các TCTD tự nguyện tìm hiểu nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Trong trường hợp cần thiết, NHNN có thể có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảo bảo việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD thành công. Tái cấu trúc sẽ góp phần hình thành nên những chế tài chính lớn mạnh hơn, có khả năng trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khóc liệt đồng thời lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng.

Thứ bảy, NHNN đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường giám sát hoạt động ngân hàng, hợp tác với cơ quan giám sát quốc tế, tổ chức các buổi tọa đàm với các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực giám giát, quản lý ngân hàng, trao đổi thông tin và kiến thức về công cụ tài chính. Đẩy mạnh liên kết, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan giám sát, xếp hạng tín dụng quốc tế để học tập phương pháp quản lý, đánh giá, phân loại rủi ro, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng quản lý,...

Cuối cùng, NHNN tiến hành tổ chức các khóa đào tạo về quản lý rủi ro, đưa ra những quy định về thu thập các dữ liệu tổn thất, sử dụng hệ thống đánh giá tín dụng để tính các thông số rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để tăng cường hiệu quả công tác QTRRHĐ đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ phía NHNN và từ chính bản thân của Eximbank. Để thực hiện những khuyến nghị trong chương 3 thì Eximbank sẽ phải đầu tư một nguồn lực không nhỏ để có được hệ thống QTRRHĐ lành mạnh. Điều này có thể làm ngân hàng hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng lợi ích mà nó mang lại vượt xa các chi phí bỏ ra: sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư trên thị trường và các khách hàng.

KẾT LUẬN

QTRRHĐ là một nghiệp vụ không xa lạ đối với các ngân hàng của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ với hệ thống ngân hàng Việt Nam. RRHĐ liên quan đến nhiều yếu tố: con người, quy trình, hệ thống và các yếu tố bên ngoài. Đây là những yếu tố rất đa dạng và thường xuyên thay đổi, do đó RRHĐ xuất hiện hầu hết các hoạt động quan trọng của ngân hàng.

Xuất phát từ mục đích đề ra khi lựa chọn đề tài, luận văn đã tập trung giải quyết ba vấn đề:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTRRHĐ tại NHTM

Hai là, tập trung phân tích và đánh giá thực trạng công tác QTRRHĐ tại Eximbank. Luận văn đã nêu lên được những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác QTRRHĐ tại Eximbank.

Ba là, luận văn đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QTRRHĐ tại Eximbank trong thời gian tới.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đã giải quyết được những vẫn đề cơ bản nhất liên quan đến QTRRHĐ tại NHTM. Tuy có nhiều nỗ lực nghiên cứu nhưng do phạm vi nghiên cứu về QTRRHĐ tại ngân hàng là rất rộng, hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của người viết, bên cạnh đó số lượng thu thập khảo sát còn ít nên việc nhận định và đánh giá còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tác giả cũng chưa có điều kiện để tiến hành phỏng vấn các nhân sự cấp cao trong ngân hàng (HĐQT, ban tổng giám đốc) về công tác QTRRHĐ tại Eximbank, vì vậy tác giả hi vọng trong thời gian tới sẽ có cuộc khảo sát với quy mô toàn hệ thống, các cuộc phỏng vấn nhân sự cấp cao được diễn ra ngày càng nhiều để công tác QTRRHĐ tại Eximbank ngày càng phát huy hiệu quả, hạn chế tối đa RRHĐ có thể xảy ra. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các quý thầy cô, bạn đọc về đề tài này để có thể hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Đào Quỳnh Nga 2015, Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát triển

TP.HCM, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

Hoàng Thị Loan 2013, Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP Bắc Á, luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Hà Văn Dương 2016, ‘Quản trị rủi ro vận hành trong quá trình triển khai Basel II tại các NHTM Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Mô hình cảnh báo rủi ro

vận hành tại các NHTM Việt Nam, do Trường đại học Ngân hàng TP.HCM

biên tập, TP,HCM, trang 37-59.

Lê Thanh Tâm và Phạm Thị Bích Liên 2009, ‘Quản trị rủi ro hoạt động, kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam’, tạp

chí ngân hàng số 20 (7462), 10/2009.

Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng 2016, ‘Các chỉ số rủi ro chính - công cụ cảnh báo rủi ro vận hành cho hệ thống ngân hàng Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Mô hình cảnh báo rủi ro vận hành tại các NHTM Việt Nam,

do Trường đại học Ngân hàng TP.HCM biên tập, TP.HCM, trang 7- 23. Nguyễn Thị Ngọc Nhi 2013, Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp tại

ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, TP.HCM.

Nguyễn Văn Tiến 2015, Toàn tập Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động, Hà Nội.

NHNN Việt Nam, Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006, ‘quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng điện tử’.

NHNN Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, ‘Quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD’.

NHNN Việt Nam, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, ‘Quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài’.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012,2013,2014,2015, truy cập tại <http://www.eximbank.com.vn>, [15 May 2016].

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2014, Quy định về tổ chức hoạt động

của phòng kiểm soát nội bộ số 3712/2014/EIB/QĐ-TGĐ, TPHCM: văn bản

lưu hành nội bộ.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2012, Quyết định thành lập phòng

quản lý rủi ro tác nghiệp số 09/2012/EIB/QĐ-HĐQT, TPHCM: văn bản lưu

hành nội bộ.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2012, Quyết định ban hành nhật ký

tác nghiệp số 1239/2013/EIB/QĐ-TGĐ, TP.HCM: văn bản lưu hành nội bộ.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2011, Quyết định ban hành quy chế

an toàn, bảo mật hệ thống CNTT số 380/2011/EIB/QĐ-HĐQT, TPHCM: văn

bản lưu hành nội bộ.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2011, Quyết định ban hành quy

phòng chống rửa tiền 32/2014/EIB/QĐ-HĐQT, TPHCM: văn bản lưu hành

nội bộ.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, bảng xếp loại sai sót nghiệp vụ qua

các năm 2011,2012,2013,2014,2015: văn bản lưu hành nội bộ.

Phan Thị Thu Hà 2013, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Phạm Huy Hùng 2011, ‘Phương pháp quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam’, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu ngành ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội.

Võ Thanh Hằng 2013, Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng

thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, luận văn thạc sĩ trường Đại

Tài liệu tiếng Anh

Basel Committee on Bank Supervision 2000, Principles for the Management of Credit Risk, Switzerland Bank for International Settlement.

Basel Committee on Banking Regulation 2001, Consultative Document Operation Risk- Supervisory Guidelines for Advanced Measurement Approaches, Bank for International SettlementPublication.

Basel Committee on Banking Supervision 2004, International Convergence Of Capital Measurement And Capital Standards. Switzerland: Bank for International Settlements.

Basel Committee on banking Supervision2009, ‘Result the Loss Data Collection Exercise for Operational Risk, www.bisg.org.

Basel Committee on Bank Supervision 2011, Principles for Sound Management of Operational Risk, Bank for International Settlement Publication.

Carey. A 2001, ‘Effective risk management in financial institutions: the Turnbull approach’, Balance Sheet, 9(3): 24-7.

Dr. Yogieta S. Mehra 2011, Operational Risk Management in Indian Banks: Impact of Ownership and size on range of practices for implementation of Advanced Measurement Approach’, Money and Finance Conference, February 25-26, Indira Gandhi Institute of Development Research, Mumbai. KPMG 2007, Financial Services: Managing Operational Risk Beyond Basel II,

http://www.kpmg.com/SiteCollectionDocuments/ManagingOpRisk.pdf. Maybank, T.2014, Operational Risk Management Practices In Maybank Group,

lecture notes distributed in Operational Risk Management, Risk Culture- Key concepts & Maybank's approach at head Office of ABBANK, Ho Chi Minh City on 15 August 2014.

Xiaoling Hao 2013, Operational Risk Control of Commercial Banks based on Bayesian Network, International Conference on Education Technology an Information System.

Young, R. and E. Jordan 2008, ‘Top management support: Mantra or necessity’,

PHỤ LỤC 1

MÔ HÌNH TỔ CHỨC EXIMBANK

PHỤ LỤC 2

TÍNH TOÁN VỐN YÊU CẦU CHO RRHĐ

Bảng 1. Tính mức độ RRHĐ theo phương pháp BIA

ĐVT: triệu USD

Lượng tiền tính theo đơn vị triệu USD

Thu nhập năm 2013 (80)

Thu nhập năm 2014 20

Thu nhập năm 2015 110

Tổng thu nhập các năm 50

Số năm thu nhập ngân hàng là dương 2

Trung bình thu nhập các năm tính theo năm gần nhất 50/2= 25

Hệ số Alpha 15%

Yêu cầu vốn cho RRHĐ 25 x 15%= 3,75

Bảng 2. Phương pháp tính mức độ RRHĐ trong một năm theo phương pháp chuẩn SA

ĐVT: triệu USD

Các lĩnh vực hoạt động Tổng thu nhập Beta Mức rủi ro

Tài trợ doanh nghiệp 100 x 18% = 28

Thương mại và bán hàng 100 x 18% = 28

Ngân hàng bán lẻ 300 x 12% = 36

Ngân hàng thương mại 300 x 15% = 45

Thanh toán 100 x 18% = 18

Dịch vụ đại lý 100 x 15% = 15

Môi giới bán lẻ 100 x 12% = 12

Quản lý tài sản 100 x 12% = 12

Bằng cách tính tương tự, ngân hàng tính được thu nhập của các năm trước đó và tổng hợp vào bảng tính mức độ RRHĐ trong 3 năm gần nhất dưới đây

Bảng 3. Phương pháp tính mức độ RRHĐ trong một năm

ĐVT: triệu USD

Các lĩnh vực hoạt động Beta Mức rủi ro

năm 2013

Mức rủi ro năm 2014

Mức rủi ro năm 2015

Tài trợ doanh nghiệp 18% 10 15 28

Thương mại và bán hàng 18% 5 10 28

Ngân hàng bán lẻ 12% 20 40 36

Ngân hàng thương mại 15% 30 35 45

Thanh toán 18% (20) (10) 18

Dịch vụ đại lý 15% (40) (20) 15

Môi giới bán lẻ 12% (10) 10 12

Quản lý tài sản 12% (10) 5 12

Tổng (15) 85 174

PHỤ LỤC 3

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính thưa Quý Anh/Chị:

Tôi là Võ Việt Thái Quyên, hiện đang là Tổ trưởng Phòng khách hàng cá nhân Eximbank chi nhánh Chợ Lớn. Tôi là học viên Cao học trường đại học ngân hàng TPHCM. Hiện tôi đang làm đề tài luận văn thạc sĩ: " Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)".

Dưới đây là bảng câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiểu về thực trạng Quản trị rủi ro hoạt động tại Eximbank. Bảng câu hỏi này là một quan trọng trong nghiên cứu. Do đó, bằng cách trả lời một số câu hỏi dưới đây, quý Anh/Chị đã góp vào thành công của đề tài cũng như góp phần vào việc đánh giá công tác Quản trị rủi ro hoạt động tại Eximbank. Các câu trả lời của quý Anh/Chị sẽ được sử dụng với mục đích nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tôi và hoàn toàn không sử dụng vào mục đích khác. Kính mong quý Anh/Chị nhiệt tình hợp tác giúp tôi hoàn thành đề tài. Câu trả lời của quý Anh/Chị sẽ được sử dụng tổng hợp chung, không công bố chi tiết.

Vui lòng đánh dấu "X" vào câu trả lời của quý Anh/Chị.

(Ghi chú: Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp, rủi ro vận hành) 1). Quý Anh/Chị thuộc nhóm độ tuổi nào sau đây?

Từ 22-30 Từ 30- 45

Trên 45

2). Chức danh mà quý Anh/Chị đang đảm nhiệm?

Nhân viên Trưởng/phó phòng

3). Quý Anh/Chị đang làm việc ở bộ phận nào?

Bộ phận tín dụng Bộ phận giao dịch khách hàng

Bộ phận quản lý rủi ro Bộ phận kế toán nội bộ

Bộ phận khác

4). Quý Anh/Chị đã làm việc cho Eximbank bao lâu?

Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm

Từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm

5). Quý Anh/Chị vui lòng cho biết trình độ học vấn của mình Hiện đang học hoặc đã tốt nghiệp chương trình sau đại học Đại học

Đã tốt nghiệp chương trình cao đẳng

6). Quý Anh/Chị đã được tham gia đào tạo về rủi ro hoạt động chưa?

Chưa Rồi

7). Theo quý Anh/Chị, tại Eximbank lỗi tác nghiệp thường xảy ở nghiệp vụ nào?

Tín dụng Huy động vốn

Ngân quỹ Thẻ

Chuyển tiền Chứng từ và hạch toán kế toán

Khác

8). Theo quý Anh/Chị, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro hoạt động tại Eximbank là gì?

Con người Quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 98 - 118)