Xây dựng đầy đủ quy trình, quy chế cho công tác quản trị rủi ro hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 86 - 88)

động

Eximbank cần thiết lập một khung QTRRHĐ với các nội dung cơ bản:

Thiết lập kế hoạch chiến lược với trọng tâm là xác định “khẩu vị rủi ro” trong QTRRHĐ.

Xác định cấu trúc tổ chức QTRRHĐ, trong đó bảo đảm sự giám sát của HĐQT và quản lý cao cấp.

Thiết lập chế độ báo cáo nội bộ với hệ thống chỉ tiêu hiệu quả (trọng tâm là hệ số rủi ro chính- KRIs). (Xem phụ lục 4)

Thiết lập quy trình QTRRHĐ với hệ thống công cụ hiệu quả.

Thiết lập hệ thống CNTT hiện đại, đủ mạnh để tích hợp trong việc tập hợp rủi ro, phân tích, đo lường và mô hình hóa.

Hình 3.1. Khung QTRRHĐ đề xuất cho Eximbank (xem phụ lục 7)

Sau khi đã thiết lập được khung QTRRHĐ cho mình, Eximbank cần nhanh chóng xây dựng cơ chế chính sách QTRRHĐ cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại ngân hàng. Các chính sách ban hành về QTRRHĐ phải phù hợp với các quy định của Chính phủ, NHNN; phải đầy đủ, mang tính đồng bộ, mang tính kịp thời, tính cải tiến và phải luôn được tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động và phải kịp thời với các xu hướng thế giới. Xây dựng chính sách chiến lược cần dựa vào các nguyên tắc về QTRRHĐ mà Ủy ban Basel đề xuất. Khi xây dựng hệ thống cơ chính sách về QTRRHĐ phải bao gồm:

Chiến lược QTRRHĐ trong toàn hệ thống: chiến lược này phải đưa ra được những định hướng rõ ràng về nhận diện các loại RRHĐ chủ yếu của Eximbank và mức rủi ro có thể chấp nhận được đối với từng loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động của Eximbank.

Các quy định QTRRHĐ: quy định công việc cụ thể công việc thực hiện QTRRHĐ trong hệ thống Eximbank bao gồm các quá trình: nhận diện, đo lường, kiểm soát/giảm thiểu, giám sát/báo cáo.

Hệ thống QTRRHĐ cần được phát triển phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực mà Ủy ban Basel đã đề ra.

Quy định về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng về RRHĐ.

Xây dựng cẩm nang về QTRRHĐ trong toàn hệ thống, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho toàn hệ thống thực hiện.

Phải có quy định cụ thể việc chấp hành các quy định về RRHĐ, quy định việc xử lý các sai phạm đối với các trường hợp không chấp hành theo đúng quy định, che giấu các sai sót hoặc cố tình thực hiện các hành vi gian lận.

Hệ thống công cụ QTRRHĐ phù hợp với hoạt động của Eximbank là: công cụ phát hiện sớm, chuẩn mực kiểm soát, báo cáo sự cố, quy trình rà soát và phê duyệt sản phẩm mới.

Ngoài ra, ban lãnh đạo Eximbank cần chỉnh sửa bổ sung quy trình nghiệp vụ sau một thời gian ban hành để đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ, nội dung rõ ràng. Trước khi ban hành văn bản hay nghiệp vụ cần tiến hành khảo sát ý kiến của toàn bộ hệ thống, đặc biệt là các phòng ban chuyên về nghiệp vụ, lĩnh vực đó. Hội sở định kỳ phải tổng hợp các ý kiến, tiếp thu các ý kiến từ các cấp dưới, ban hành sổ tay nghiệp vụ đối với tất cả các nghiệp vụ tại ngân hàng.

Đối với các văn bản có sự trùng lắp hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều lần, hoặc có thay đổi lớn yêu cầu thực hiện cơ cấu thành một văn bản cho thống nhất. Với những văn bản sửa đổi, bổ sung, cần tiến hành nghiên cứu, hướng dẫn hình thức cập nhật

các nội dung sửa đổi, bổ sung vào văn bản gốc, đăng tải một bộ hoàn thiện sau sửa đổi, bổ sung để các đơn vị, phòng ban tiện theo dõi và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 86 - 88)