Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Trước năm 2011, QTRRHĐ còn là khái niệm khá mới mẻ đối với phần lớn cán bộ nhân viên của Eximbank. QTRRHĐ tại Eximbank chỉ đơn thuần là tuân thủ đúng theo các quy định của NHNN, các chính sách nội bộ của ngân hàng. Bên cạnh đó căn cứ công việc thực tế và các thông tin có được của các bộ phận tác nghiệp tại các phòng ban đánh giá những rủi ro có thể xảy ra, từ đó đưa ra các biện pháp kiểm tra, cảnh báo, dự phòng và kiểm soát RRHĐ tại đơn vị mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác QTRRHĐ đối với hoạt động ngân hàng, từ năm 2012, ban lãnh đạo Eximbank đã triển khai chương trình báo cáo
nhật ký tác nghiệp và xử lý RRHĐ trong hoạt động ngân hàng và đã triển khai trong toàn bộ hệ thống. Từ đó công tác QTRRHĐ của Eximbank được thực hiện bám sát theo các quy định của NHNN Việt Nam, với những nội dung cụ thể sau:
Bước 1: Nhận diện RRHĐ
Các nhân viên và đơn vị thực hiện công tác tự đánh RRHĐ có thể xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Đối với rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: đơn vị bố trí các chốt kiểm soát trong mỗi quy trình nghiệp vụ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tại những bộ phận chính nhằm phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong giao dịch cũng như hành vị của cán bộ nhân viên.
Đối với rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài: nhận diện các hành động
thể hiện hành vi có ý định gian lận, lừa đảo của khách hàng hoặc đối tượng bên ngoài khác thông qua hệ thống kiểm soát của ngân hàng và các kỹ thuật nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng, như các hành vi khách hàng cung cấp sai sự thật, làm giả hồ sơ giao dịch, thái độ bất thường của khách hàng khi đến giao dịch,...
Đối với rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ, an toàn nơi làm việc:
Rà soát, đánh giá thường xuyên về mô hình tổ chức bộ máy, cơ cấu các bộ phận nghiệp vụ, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; đánh giá, phân tích nguyên nhân nhân viên nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động; đánh giá việc thực hiện các quy định trong hợp đồng lao động, sức khỏe, an toàn lao động.
Thu thập, đánh giá trình độ học vấn, các chuyên ngành đã được đào tạo, kinh nghiệm làm việc, kết quả thực hiện công việc, tuân thủ quy định.
Từ việc phân tích như trên, đơn vị tìm ra các loại dấu hiệu rủi ro: rủi ro từ nhân viên, rủi ro từ chính sách tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, rủi ro từ việc thực hiện không đúng theo các quy định Pháp luật của người lao động.
Đối với rủi ro liên quan đến khách hàng, sản phẩm và hoạt động kinh
về sản phẩm của ngân hàng, các sản phẩm đưa ra có tính cạnh tranh thấp, không phù hợp với thị trường, gây lỗ hỏng mất mát tài sản của khách hàng.
Bước 2: Đo lường RRHĐ
Sau khi đã xác định được rủi ro, các đơn vị chức năng đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro. Từ đó, Eximbank xác định rủi ro có thể chấp nhận được và các rủi ro không thể chấp nhận được. Đo lường RRHĐ được thực hiện bằng hai phương pháp:
Phương pháp định tính: là việc đo lường thông qua việc nhận xét, đánh giá
về mức độ các rủi ro đã được xác định, giải thích khả năng ảnh hưởng đến nhiệm vụ công việc được giao của cán bộ nhân viên, đánh giá năng lực, đạo đức của nhân viên. Ngoài ra các văn bản, quy định, quy trình hoạt động của nhân viên luôn được xem xét, đánh giá để đo lường RRHĐ. Giá trị đạo đức cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hạn chế RRHĐ. Tại bộ phận ngân quỹ và kế toán, việc ý thức thực hiện công việc một cách nghiêm túc, tránh tính trạng thu chi sai, gian lận,...luôn được ban lãnh đạo theo dõi chặt chẽ, kịp thời chấn chỉnh các hành vi sai trái.
Phương pháp định lượng: là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi
ro, tổn thất của từng loại rủi ro đã xác định, được thống kê theo số lượng lỗi, sai sót, sự cố RRHĐ theo từng thời kỳ nhất định.
Bảng 2.2: Thống kê RRHĐ tại Eximbank qua các năm
Loại nghiệp vụ Năm
2011 2012 2013 2014 2015
Nghiệp vụ tín dụng 440 499 455 252 280
Nghiệp vụ ngân quỹ 166 182 195 113 110
Nghiệp vụ kế toán 6.253 5.489 6.812 5.438 4.312
Thẻ 85 102 110 75 69
Tổ chức cán bộ 20 21 21 13 9
Thanh toán quốc tế 96 110 94 68 74
Kinh doanh ngoại tệ 51 65 73 43 42
Nguồn: Bảng xếp loại sai sót nghiệp vụ tại Eximbank từ 2011-2015
Hiện Eximbank chưa áp dụng phương pháp trích lập vốn dự phòng cho RRHĐ theo Basel II nên chưa chủ động cho những tổn thất có thể xảy ra. Khi có xảy ra tổn thất, ngân hàng thường sử dụng lợi nhuận sau thuế để bù đắp, khắc phục hậu quả.
Bước 3: Kiểm soát/giảm thiểu
Mọi cán bộ nhân viên của Eximbank phải có trách nhiệm phát hiện và báo cáo RRHĐ. Khi xảy ra rủi ro, ngay lập tức và bằng mọi biện pháp, người phát hiện rủi ro phải báo cáo cho lãnh đạo trực tiếp của mình. Đối với lãnh đạo các phòng ban, khi phát hiện hoặc được báo cáo về sự cố do RRHĐ gây ra, phải thực hiện đánh giá và phân tích mức độ tổn thất có thể xảy ra. Chỉ đạo các biện pháp tức thời để xử lý sự cố trong phạm vị trách nhiệm và thẩm quyền xử lý của đơn vị.
Thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu, văn bản liên quan đến RRHĐ trong từng thời kỳ báo cáo: tổng hợp các kết quả xác định và đo lường RRHĐ do đơn vị tự thực hiện, thu thập các kết luận của kiểm tra, KSNB, kiểm toán nội bộ và các kết luận của thanh tra NHNN liên quan đến RRHĐ của từng bộ phận.
Xây dựng một kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ RRHĐ: các đơn vị từ xây dựng phương án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của đơn vị, phòng quản lý RRHĐ xây dựng phương án giảm thiểu RRHĐ cho toàn bộ hệ thống.
Bước 4: Giám sát/báo cáo RRHĐ
Các đơn vị có trách nhiệm mở nhật ký theo dõi RRHĐ và thống kê tất cả các RRHĐ phát sinh tại đơn vị mình.
Theo dõi các hoạt động triển khai quản lý RRHĐ của các đơn vị để đảm bảo quá trình QTRRHĐ phải được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Theo dõi dấu hiệu có rủi ro cao, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời để tránh sự cố rủi ro xảy ra; theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro.
Phương pháp ghi nhận nhật ký RRHĐ và lập báo cáo RRHĐ định được lập theo định kỳ để có thể theo dõi chính xác và kịp thời nhất.
Khen thưởng các cá, nhân tập thể có thành tích tốt trong việc phát hiện và báo cáo sự cố về RRHĐ. Truy cứu trách nhiệm/kỷ luật đối với các trường hợp phát hiện sự cố nhưng không báo cáo, che giấu hoặc xử lý không đúng theo quy định.