Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 88 - 92)

gian giải quyết hồ sơ để các ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ

Thủ tục xử lý TSĐB phức tạp và kéo dài là một nguyên nhân lớn gây trở ngại cho các ngân hàng trong việc kiên quyết xử lý các khoản nợ xấu.

Mặc dù các ngân hàng có quyền yêu cầu xử lý tài sản khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên các ngân hàng rất e ngại trong việc sử dụng quyền này vì thủ tục nhiêu khê trong việc xử lý tài sản nên thường có xu hướng để tình trạng nợ xấu kéo dài với hy vọng tình hình tài chính của khách hàng sẽ khá hơn hoặc khuyến khích khách hàng tự xử lý tài sản thế chấp để trả nợ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đồng thời tạo cho khách hàng tâm lý chây lỳ khi biết các ngân hàng ngại việc xử lý tài sản thế chấp.

Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá tới khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thảo thuận, đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ việc xử lý TSĐB.

Điều chỉnh các quy định pháp lý theo hướng tạo điều kiện cho các ngân hàng quyền trong việc xử lý TSĐB khi xảy ra RRTD, giúp quá trình xử lý tài sản nhanh chóng, thuận lợi, giảm bớt chi phí về nhân lực, thời gian nhưng đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Kết luận chƣơng 3:

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng rủi ro hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn ở chương 2, chương 3 đã đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn. Các giải pháp nêu trên là những giải pháp hết sức cần thiết và chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ với sự hỗ trợ của VCB HSC, NHNN, Chính phủ, và các ban ngành liên quan.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng tồn tại trong hoạt động ngân hàng như là một yếu tố tất yếu, không thể tránh khỏi. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng, mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng, kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng. Điều này đặt ra một yêu cầu đối với các NHTM không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.

Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của ngành ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Trong phạm vi Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn” tác giả nghiên cứu về rủi ro tín dụng cụ thể từ thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn. Khóa luận tập trung vào việc phân tích những rủi ro mà VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn phải đối mặt trong hoạt động tín dụng từ đó kiến nghị những giải pháp góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Trong khả năng của mình và sự hỗ trợ của VCB HSC, VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn cần nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ khách hàng; phân chia cụ thể, tách bạch các chức năng trong quy trình tín dụng; thực hiện tốt việc giám sát sau khi cho vay; nâng cao hiệu quả của bộ phận kiểm tra nội bộ…các biện pháp cần được thực hiện đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp trong phòng ngừa rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó các cơ quan, bộ, ngành cần hỗ trợ hoạt động ngân hàng thông qua việc tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định, môi trường thông tin minh bạch, có những dự báo chính xác xu hướng biến động của nền kinh tế từ đó ban hành chính sách, luật phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển và bảo vệ các ngành kinh tế trong nước, cũng như hoạt động của ngành ngân hàng. Hy vọng rằng những giải pháp trên sẽ góp phần giúp VCB Chi

nhánh Nam Sài Gòn nói riêng cũng như các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung hạn chế được những rủi ro và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng của mình.

Trong thời gian hạn hẹp và còn nhiều hạn chế về năng lực nghiên cứu nên chuyên đề khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của Quý Thầy cô, các Cán bộ Ngân hàng và các bạn để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.

Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, các Anh Chị đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện khoá luận.

1. Ths. Bùi Diệu Anh, TS. Hồ Diệu, TS. Lê Thị Hiệp Thương (2009) Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Phương Đông.

2. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007) Quản trị ngân hàng thương mại. NXB lao động xã hội.

Tài Liệu:

3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn các năm 2005-2009.

4. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn các năm 2005-2009.

5. Báo cáo thường niên các ngân hàng Argribank, BIDV, VCB, Vietinbank, ACB, Sacombank các năm 2005-2009.

6. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

7. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997 và Luật số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.

8. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giao dịch đảm bảo.

9. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng.

10. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

11. Trang web www.sbv.gov.vn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

12. Trang web www.vietcombank.com.vn của Ngân Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)