Nam Sài Gòn
Để phòng ngừa và hạn chế RRTD, VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, kiểm soát việc thực hiện đúng và nghiêm quy trình tín dụng
- Trong khâu chọn lọc khách hàng
+ Chỉ cấp tín dụng cho khách hàng đáp ứng đủ điều kiện tín dụng và phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng.
+ Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng để lựa chọn khách hàng.
+ Thực hiện chế độ cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, thường xuyên đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng để chọn lọc khách hàng tốt, hạn chế phát triển khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng thấp hoặc không phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng.
+ Đặc biệt chú trọng tới khâu thẩm định hồ sơ vay vì đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng tín dụng.
- Trong quá trình cho vay: Đảm bảo sự đầy đủ, hợp lệ về mặt hình thức và sự phù hợp về nội dung của hồ sơ đề nghị rút vốn với các điều kiện tín dụng đã duyệt từ trước. - Sau khi cho vay: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng có phù hợp với mục đích cấp tín dụng ban đầu và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay đem lại.
- Thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QЧ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi bổ sung.
- Xử lý nợ xấu: Những biện pháp phòng ngừa trên phần nào đã hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh tại Chi nhánh. Tuy nhiên nợ xấu vẫn tồn tại là điều không thể tránh
khỏi, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, trong nhiều trường hợp chi nhánh không thu hồi được vốn vay, số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Thu nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro của VCB Chi nhánh Nam Sài gòn giai đoạn 2005-2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Số dư đầu kỳ 23.95 223.25 183.95 92.124 30.978 Dư nợ đã xử lý DPRR 200 6.675 Thu nợ trong kỳ 0.7 39.3 52.628 35.394 8.920 Xuất toán 39.198 32.427 Số dư cuối kỳ 223.25 183.950 92.124 30.978 22.058
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn)[3]
Qua số liệu cho thấy trong năm 2007, 2008 tổng số vốn mà chi nhánh bị mất là trên 71,5 tỷ đồng. Nhưng số vốn thu hồi được cũng rất đáng kể, đạt được kết quả này là do Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của Chi nhánh cương quyết trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu được áp dụng cụ thể như sau:
+ Rà soát và củng cố hồ sơ: Nhằm mục đích hoàn thiện tới mức tốt nhất hồ sơ nợ để thuận tiện trong công tác kiểm tra kiểm soát và tranh thủ bổ sung hồ sơ còn thiếu trong khi khách hàng còn trong quá trình hợp tác với Ngân hàng. Trong quá trình rà soát hồ sơ nếu khách hàng còn tài sản nhưng chưa dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ tài chính nào thì yêu cầu thế chấp bổ sung. Việc này chỉ thực hiện được khi khách hàng có thiện chí hợp tác và tài sản có đầy đủ hồ sơ.
+ Phối hợp với khách hàng thu hồi công nợ: Sau khi rà soát hồ sơ, làm việc với khách hàng, Chi nhánh đã cùng khách hàng hoặc tự đến từng đơn vị còn phải trả nợ cho khách của mình (các chủ đầu tư, nhà thầu chính, …) để xác minh, đối chiếu, tìm mọi biện pháp kết hợp để thu hồi nợ cho khách hàng (thu hộ) đang có
dư nợ tại Chi nhánh, điều này cũng đồng nghĩa với việc thu hồi nợ cho chính Chi nhánh.
+ Phối hợp với khách hàng để bán tài sản đảm bảo: Việc phối hợp cùng khách hàng để bán tài sản thế chấp thu hồi nợ là một trong những phương án khả thi trong công tác xử lý thu hồi nợ, tranh thủ tận dụng tối đa thiện chí, sự hợp tác của khách hàng, một mặt xử lý được những tài sản khách hàng không còn nhu cầu sử dụng nếu không kịp thời xử lý thì tài sản sẽ nhanh chóng xuống cấp, giá trị thu hồi sẽ rất thấp. Hơn nữa đối với những tài sản thế chấp là máy móc thiết bị, nếu để cho khách hàng tự tìm đối tác mua thì sẽ dễ dàng hơn và giá bán cũng sẽ khả thi hơn do cùng là đơn vị thi công trong ngành nên họ biết được khách hàng nào là có nhu cầu thật sự về tài sản để đưa ra giá bán hợp lý.
+ Khởi kiện và thu nợ thông qua cơ quan Thi hành án: Đối với những khách hàng bắt buộc phải giải quyết thu nợ bằng biện pháp khởi kiện, thi hành án là những khách hàng thật sự không có thiện chí trong việc trả nợ hoặc phối hợp cùng Chi nhánh để tìm ra hướng xử lý hoặc khả năng phục hồi để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh là rất thấp
+ Miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ: Việc xử lý thu hồi nợ xấu là một công việc vô cùng khó khăn trong công tác hoạt động tín dụng. Để việc xử lý đạt hiệu quả cao, ngoài việc đơn vị xử lý phải cương quyết, cứng rắn, quyết đoán thì đòi hỏi đơn vị phải rất uyển chuyển trong việc áp dụng phương án xử lý đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Việc miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ cũng là một trong những biện pháp linh hoạt trong công tác xử lý nợ và mang lại hiệu quả cao rất đáng ghi nhận.
+ Bán nợ: Chi nhánh xác định phương án bán nợ là một trong những phương án khá hiệu quả trong công tác xử lý thu hồi nợ. Các khách hàng thuộc nhóm đối tượng này đều là các đơn vị không còn khả năng trả nợ, sau khi xem xét toàn bộ
thông qua phương án khởi kiện, thi hành án thì hiệu quả thu hồi nợ sẽ không cao so với phương án bán nợ.