Tiến trình xử lý tài sản thế chấp còn chậm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 68 - 70)

Thực trạng xử lý nợ xấu để lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM hiện nay là một vấn đề khá bức xúc, tốc độ xử lý chậm, hiệu quả không cao. Không phải vì Ngân hàng không khẩn trương xử lý mà chính vì trong xử lý còn quá nhiều vướng mắc, bất cập. Khó khăn trước hết đối với ngân hàng là ở các thủ tục pháp lý.

Tiến trình xử lý tài sản thế chấp hiện nay rất chậm ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng.

Phần lớn TSĐB cho các món vay có giá trị lớn tại các NHTM là đất đai, nhà cửa nhưng theo quy định của pháp luật hiện nay TCTD không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa. Việc này gây cản trở cho các TCTD khi xử lý tài sản thế chấp trong thực tế, vì:

- TCTD chuyển hồ sơ của tài sản thế chấp, bảo lãnh sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tư pháp để xử lý quyền sử dụng đất, nhưng tiến độ xử lý lại quá chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được. Việc này do nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân không thể không nhắc đến là hoạt động của Trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả.

- Tình trạng quá tải tại các tòa án dẫn đến một khối lượng lớn các vụ án vẫn chưa được xử lý, vì vậy khi nộp đơn khởi kiện các NHTM phải chờ rất lâu để tòa án sắp xếp thời gian thụ lý vụ án và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Công tác thi hành án còn chậm cũng là những nguyên nhân gây khó khăn cho việc xử lý nợ. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do như bản án chưa rõ ràng, hoặc lý do này khác. Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với Tòa án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm hoặc lâu hơn nữa….

Thủ tục xử lý kéo dài dẫn đến tình trạng tài sản hư hỏng, xuống cấp. Nếu ngân hàng muốn bán, khai thác hoặc cho thuê buộc phải sửa chữa, đầu tư thêm. Điều này làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên, trong khi giá trị thu hồi từ các tài sản này chưa chắc đã thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các tài sản này có khi do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục,…nên giá bán thực tế đôi khi thấp hơn dự kiến nhiều.

Kết luận chƣơng 2:

Trong chương 2, đề tài giới thiệu sơ lược về VCB và VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn. Phần nội dung chính trình bày thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Khái quát tình hình thông qua sự tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng trong giai đoạn 2005-2009. Tập trung phân tích tình hình nợ xấu phát sinh trong thời gian nghiên cứu, kết hợp với phân tích quy trình tín dụng nhằm tìm ra nguyên nhân gây RRTD tại Chi nhánh. Nguyên nhân bao gồm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ những tồn tại của ngân hàng, khách hàng và nguyên nhân khách quan do sự tác động của các yếu tố trong môi trường kinh doanh hoạt động ngân hàng. Những điều trên là cơ sở quan trọng để đề tài đưa ra những giải pháp, những kiến nghị hạn chế RRTD nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)