Tài sản bảo đảm là yếu tố giúp ngăn ngừa vấn đề rủi ro đạo đức của khách hàng sau khi hợp đồng đã được ký kết, thúc đẩy khách hàng có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Tài sản bảo đảm là nguồn thu thứ hai, trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong làm ăn, không còn khả năng thanh toán nợ.
Tuy nhiên tình trạng thiên về tài sản bảo đảm, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cấp tín dụng mà xem nhẹ các yếu tố về hiệu quả phương án kinh doanh thì cần phải được xem xét lại. CBKH phải nhận thức rõ vai trò của TSĐB, và yếu tố nào quyết định trong việc cấp tín dụng để đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Với xu hướng phát triển hiện nay, việc ngân hàng yêu cầu khách hàng vay phải có tài sản bảo đảm thì các khách hàng tốt sớm muộn cũng sẽ ra đi. Vì vậy phải có chính sách phù hợp để bên cạnh việc phòng ngừa rủi ro vẫn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển.
Về công tác định giá TSĐB: Cần lập bộ phận chuyên về công tác định giá TSĐB độc lập với công tác cấp tín dụng, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và chính xác. Quy định trách nhiệm của các thẩm định viên đối với giá trị tài sản mà mình đưa ra nhằm đảm bảo xác định đúng giá trị thực tế của tài sản. Hiện nay TSĐB chủ yếu tại các ngân hàng nói chung và tại Chi nhánh nói riêng vẫn là bất động sản, giá cả của thị trường này luôn biến động không ngừng đòi hỏi bộ phận định giá phải xây dựng được quy trình, phương pháp thẩm định giá trị, tính pháp lý của tài sản khoa học, hợp lý, đảm bảo được rủi ro biến động thị trường trong tương lai.
Định kỳ hoặc đột xuất định giá lại TSĐB để luôn nắm bắt thông tin liên quan đến giá trị tài sản và có biện pháp xử lý khi có biến động gây rủi ro cho khoản cấp tín dụng.