Nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 84 - 87)

Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng vay vốn rất quan trọng. Muốn việc cấp tín dụng đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải nắm đầy đủ, chính xác các thông tin của khách hàng để xem xét, quyết định cho vay và giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả ….

Hoạt động thông tin tín dụng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế như:

- Về số lượng, chất lượng nội dung thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng. Nguồn cung cấp thông tin tín dụng chủ yếu hiện nay chỉ mới từ CIC.

- Chưa có một hệ thống thông tin hoàn chỉnh phục vụ cho việc đánh giá đúng các chỉ tiêu định tính về khách hàng, ví dụ như chưa có một hệ thống thông tin về định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh doanh có thể tin cậy, điều này dẫn đến việc đánh giá chỉ tiêu về xu hướng phát triển của ngành sẽ được thực hiện theo chủ quan của người đánh giá khi phân loại khoản vay.

- Cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp chưa được quy định rõ ràng. Dẫn đến tình trạng như báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại cơ quan thuế hoàn toàn khác biệt so với thông tin được gửi đến ngân hàng, và thông tin phản ánh đúng hay sai tùy thuộc

vào thiện chí của khách hàng vì CBKH khó có khả năng và thời gian để phân tích, tìm hiểu mà chủ yếu dựa vào cảm tính, nhưng do áp lực cạnh tranh ngân hàng không thể từ chối khách hàng cung cấp thông tin không có sự kiểm chứng khách quan của bên thứ ba vì điều này diễn ra phổ biến tại các ngân hàng, vô hình trung nó tạo ra một thông lệ trong việc chấp nhận những thông tin không chuẩn xác giữa ngân hàng và khách hàng.

Do đó NHNN phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của CIC, để có thể hỗ trợ đắc lực về thông tin cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng ra quyết định cho vay nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó các ngân hàng có thể tiết kiệm thời gian, góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của mình.

Với chức năng và quyền hạn của mình thực hiện cải tổ toàn bộ hệ thống ngân hàng trong việc chỉ chấp nhận những thông tin đã qua kiểm chứng, phối hợp cùng với các cơ quan ban ngành khác trong việc tạo ra hệ thống thông tin thông suốt giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Điều này không những tạo ra một môi trường thông tin minh bạch, chính xác cho ngành ngân hàng mà còn có ý nghĩa tạo môi trường lành mạnh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Những yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin:

- Phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ về chế độ, hình thức cung cấp thông tin của các ngân hàng thương mại. Buộc các NHTM phải cung cấp thông tin kịp thời về các khách hàng thiết lập quan hệ tín dụng với mình, bên cạnh các thông tin của khách hàng như: tên khách hàng, mã số đăng ký kinh doanh, dư nợ tại các TCTD, thời hạn vay, tài sản bảo đảm đã được thế chấp hay chưa, thông tin tài chính, tình trạng khoản nợ…, cần bổ sung thêm các thông tin phi tài chính về khách hàng. đặc biệt là các khách hàng từng phát sinh các khoản nợ có vấn đề. Nhằm cung cấp những đánh giá sơ bộ về mức độ tín nhiệm, uy tín của khách hàng,…thông tin cơ bản về lịch sử giao dịch của khách hàng khi khách hàng đến đặt quan hệ tại một ngân hàng. Đồng thời cũng tạo áp lực cho khách hàng trong việc gìn giữ uy tín trong giao dịch.

- Cần đào tạo các chuyên gia về thu thập, phân tích và xử lý thông tin để chất lượng thông tin được tốt hơn.

- Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Do đó, cần thu thập thông tin, thống kê, nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo biến động của tình hình kinh tế. Điều này không những cung cấp thông tin cho ngân hàng mà còn giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trong ngành để nâng cao hiệu quả quản lý.

- Áp dụng công nghệ tin học trong việc quản lý và cung cấp thông tin, lập mạng liên thông giữa các ngân hàng và các cơ quan liên quan. Để việc cung cấp và thu thập thông tin được nhanh chóng và hiệu quả.

- NHNN cần có những biện pháp nhằm kiểm soát và có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với việc chấp hành các quy định về cung cấp thông tin của các TCTD. Vai trò cung cấp thông tin của các bộ phận thông tin tín dụng của các NHTM trong hệ thống rất quan trọng, cung cấp thông tin cho cả hệ thống. Nếu các bộ phận này hoạt động không tốt, không có sự phối hợp thì hoạt động chung của cả hệ thống sẽ bị giảm hiệu quả. Vì vậy, để hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng thì NHNN phải có những chế tài trong việc yêu cầu các NHTM cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng che đậy thông tin nhằm che dấu hoạt động không hiệu quả của bản thân ngân hàng nhưng có khả năng làm ảnh hưởng đến hệ thống khi khách hàng đến vay tại các ngân hàng khác.

Hiện nay CIC của NHNN đóng vai trò là đầu mối để kết nối thông tin tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. NHNN xem xét việc Xây dựng trung tâm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chuyên nghiệp, hoặc mở rộng hơn nữa việc cấp phép thành lập đối với các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân nhằm nâng cao tính cạnh tranh từ đó nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý RRTD đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)