Khái quát tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 53 - 56)

Bảng 2.5: Tình trạng dư nợ theo nhóm nợ giai đoạn 2005- 2009

Đvt: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dƣ nợ 1.278 1.847 2.533 2.969 3.558 - Nợ nhóm 2 40,53 60,52 0,75 177,06 309,69 - Nợ nhóm 3 1,98 2,22 35,91 21,43 11,68 - Nợ nhóm 4 4,70 0,59 10,77 0,72 4,94 - Nợ nhóm 5 15,58 1,58 0,39 83,45 11,32 Tổng dƣ nợ quá hạn 62,78 64,90 47,82 282,66 337,63 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 4,91 3,51 1,89 9,52 9,49 Tổng dƣ nợ xấu 22,25 4,39 47,06 105,60 27,94 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 1,74 0,24 1,86 3,56 0,79

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn)[3]

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu so với VCB giai đoạn 2005-2009

Đvt: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ nợ xấu VCB Chi nhánh

Nam Sài Gòn 1,74 0,24 1,86 3,56 0,79

Tỷ lệ nợ xấu VCB 3,4 2,7 3,87 4,61 2,47

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn và Báo cáo thường niên của VCB)[3,5]

Hoạt động cho vay là một hoạt động thường xuyên và tạo ra nguồn thu chính của ngân hàng (chiếm khoảng trên 60% tổng thu nhập thuần của ngân hàng). Cùng

với sự phát triển hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thì tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu là điều không thể tránh khỏi và Chi nhánh luôn chủ động áp dụng mọi biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 luôn nằm trong tỷ lệ an toàn do NHNN quy định 3%. Riêng năm 2008, trong tổng dư nợ 2.969 tỷ đồng, nợ xấu là 105,9 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 3,57%. Nguyên nhân chính của việc tăng đột biến này là do suy giảm kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản xuống dốc nghiêm trọng khiến cho các khoản vay liên quan đến bất động sản trở nên khó thu hồi. Cụ thể, năm 2008, có tới 60% dư nợ xấu là các khoản vay liên quan đến bất động sản. Ngoài ra, suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vay vốn khó khăn, lãi suất vay cao, thị trường đầu ra thu hẹp, thua lỗ từ đầu tư vào thị trường chứng khoán… khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ.

Bảng số liệu trên còn thể hiện mức nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn các năm qua khá cao. Nợ quá hạn các năm 2008, 2009 trên 9%. Nguyên nhân chuyển nợ nhóm 2 thường là do khách hàng khó khăn tạm thời, chậm trả nợ. Tuy nhiên dư nợ quá hạn nhóm 2 cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm tăng nợ xấu tại Chi nhánh.

Đến năm 2009, trước yêu cầu cấp bách phải xử lý nợ xấu đang ở mức báo động của toàn ngành, Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã thành lập nên nhóm xử lý nợ xấu, sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi nợ. Nhờ chính sách hợp lý và sự kiên quyết trong công tác xử lý nợ xấu mà qua năm 2009 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn là 0.78%, vượt xa hẳn mục tiêu đề ra (dưới 3%). Đồng thời, nhờ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hoạt động có hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng; thị trường bất động sản có dấu hiệu hồi phục đã giúp Chi nhánh thu hồi được các khoản nợ khó đòi của nhà đầu tư bất động sản còn tồn trong năm 2008.

So với các Chi nhánh khác trong hệ thống VCB, số liệu nợ xấu của Chi nhánh thấp hơn. Tuy nhiên để thấy được mức độ hiệu quả quản lý rủi ro của Chi nhánh so với

các đơn vị khác trên cùng địa bàn, sau đây xin đưa ra số liệu về tình hình nợ xấu của BIDV Sài Gòn.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu so với BIDV Sài Gòn giai đoạn 2005-2009

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng dư nợ 1.213 1.579 2.211 3.236 4.154

Nợ xấu - 7 30 14 95

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

của BIDV Sài Gòn (%) 0 0,47 1,35 0,42 2,29

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của VCB

Chi nhánh Nam Sài Gòn (%) 1,74 0,24 1,86 3,56 0,79

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Sài Gòn)[4]

Trước khi đi vào phân tích số liệu và so sánh sự khác nhau về thực trạng quản lý nợ của hai chi nhánh, Tác giả xin giới thiệu sơ lược về BIDV Sài Gòn. Thành lập ngày 22/10/2002, trụ sở tại 503 - 505 Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM. Hiện có 08 phòng giao dịch, 200 nhân viên, trong đó nhân viên tín dụng là 70 người, quản lý tổng số lượng khách hàng khoảng 825 khách hàng, trong đó cá nhân 585 khách hàng, tổ chức kinh tế là 240 khách hàng, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh tiểu thương.

Các số liệu trên cho thấy, BIDV Sài Gòn có số lượng phòng giao dịch, nhân viên, quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đương với VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn. Riêng lượng nhân viên tín dụng lớn hơn so với số 43 nhân viên tín dụng tại Chi nhánh.

Một điều nhận thấy qua bảng số liệu là tỷ lệ nợ xấu của BIDV Sài Gòn đều được khống chế ở mức thấp qua các năm, đặc biệt năm 2008 trong khi tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng cao, VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn ở mức 3,56% cao hơn so với mức cho phép 3% của NHNN, thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV Sài Gòn lại ở mức rất thấp 0,42%.

Điều này cho thấy công tác quản lý rủi ro của BIDV Sài Gòn rất được chú trọng, thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)