Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 44 - 50)

- Về Hoạt động huy động vốn:

Bảng 2.1: Huy động vốn của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2005-2009

ĐVT: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 2009 Không kỳ hạn 537 729 1.110 1.123 1.391 Có kỳ hạn 617 972 1.279 2.447 3.496 < 12 tháng 538 807 851 1.800 2.681 > 12 tháng 79 165 426,5 647 814 Cộng 1.154 1.701 2.389 3.570 4.887

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn)[3]

Từ cuối năm 2007 cho đến nay nhiều NHTM rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản do trước đó cho vay quá mức so với nguồn vốn, nguồn vốn huy động từ liên ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn cho vay. Trạng thái thanh khoản càng trầm trọng hơn khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt, thị trường khan hiếm tiền đã buộc các NHTM bằng mọi giải pháp phải huy động với lãi suất cao nhất có thể. Trong thời gian này lượng khách hàng của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn ít nhiều cũng bị cuốn hút. Nhận thức được mối nguy cơ VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn đã tập trung vào công tác huy động vốn với chính sách lãi suất linh hoạt. Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng huy động năm 2007 là: 2.389,6 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 3.570 tỷ đồng, tăng 49,4% so với năm 2007, hoàn thành vượt kế hoạch Hội sở chính giao 29,91% (kế hoạch Hội sở chính giao là 2.748 tỷ đồng – tăng 15% so với 31/12/2007). Trong năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh

tranh gay gắt giữa các NHTM, kế hoạch huy động vốn của Hội sở chính giao thay đổi từ tăng trưởng 20% lên 33% so với năm 2008, Ban giám đốc chi nhánh quán triệt công tác huy động vốn là trọng tâm hàng đầu, đến 31/12/2009 kết quả huy động vốn của Chi nhánh đạt 4.887 tỷ đồng, tăng 1.317 tỷ đồng so với 31/12/2008, tỷ lệ tăng 36,9%; Chi nhánh hoàn thành 102,92% kế hoạch huy động vốn năm 2009 mà Hội sở chính giao (Hội sở chính giao tăng 33% so với năm 2008). Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng không ổn định; tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động của doanh nghiệp và người dân nói riêng thì kết quả này đạt được là một sự nỗ lực lớn của tập thể Vietcombank Chi nhánh Nam Sài Gòn.

- Về công tác sử dụng vốn:

Bảng 2.2: Dư nợ vay của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2005-2009

Đvt: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 2009

Ngắn hạn 622 743 1.067 1.126 1.189

Trung, dài hạn 656 1.104 1.466 1.843 2.369

Tổng cộng 1.278 1.847 2.533 2.969 3.558

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn)[3]

Biểu đồ 2.7: Dư nợ vay tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2005-2009

1278.6 1846.6 2533 2969.4 3558.4 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Tỷ đ ồng 2005 2006 2007 2008 2009 năm

Biểu đồ trên thể hiện dư nợ cho vay của Chi nhánh trong 05 năm trở lại đây, giai đoạn từ 2005 -2009. Số liệu cho thấy dư nợ tín dụng của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2005 tổng dư nợ đạt 1.278 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2009 là 3.558 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm sau so với năm trước từ năm 2006 đến 2009 lần lượt là 44%, 37%, 17%, 20%.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với VCB và ngành ngân hàng giai đoạn 2007-2009

Năm 2007 2008 2009

Toàn ngành ngân hàng (%) 51,54 23,38 37,53

VCB (%) 44,00 15,50 25,60

VCB - Nam Sài Gòn (%) 37,00 17,00 20,00

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thống kê NHNN, Báo cáo thường niên của VCB, Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn)[11,5,3]

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng nói chung và của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn có sự biến động mạnh.

Năm 2007, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, các NHTM mở rộng cho vay đối với các dự án lớn thuộc các ngành năng lượng, vật liệu xây dựng, bất động sản, chứng khoán, tăng số lượng chi nhánh kéo theo việc mở rộng tín dụng. Theo Báo cáo thống kê của NHNN, tăng trưởng tín dụng năm 2007 ở mức 51,54% so với 2006. VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn cũng không ngoại lệ, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm này là 37%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đảm bảo sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Sang năm 2008, lạm phát, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản tiếp tục gia tăng làm giảm sút chất lượng đầu tư. Kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ những rủi ro liên quan tới mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn tại

phẩm rủi ro phức tạp như trên nên có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi nền kinh tế. Trước tình hình này, tháng 03/2008, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, một phần quan trọng trong giải pháp ổn định kinh tế: NHNN dừng mua ngoại tệ vào cuối năm 2007 khi lạm phát có xu hướng gia tăng; đầu năm 2008, phát hành tín phiếu ngân hàng bắt buộc nhằm rút bớt thanh khoản bằng đồng Việt Nam, đồng thời áp dụng trần lãi suất huy động. Chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN đã thành công trong việc giảm tỷ lệ lạm phát, thị trường bất động sản trở về giá trị thực của nó. Song đồng thời, nó làm giảm tính thanh khoản, hoạt động kinh tế chậm lại khiến các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn. Tình trạng khó khăn thanh khoản từ cuối năm 2007 đã khiến các NHTM chạy đua lãi suất huy động, giảm tỷ suất lợi nhuận cũng như khan hiếm các khoản tín dụng.

VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn dưới áp lực cạnh tranh và khó khăn thanh khoản cũng hòa mình vào cuộc chạy đua lãi suất huy động, hệ quả lãi suất cho vay cũng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ 13/06/2008 đến 31/08/2008 lãi suất huy động và cho vay của Chi nhánh đạt mức cao nhất, lãi suất cho vay lên đến 21%/năm (mức quy định trần của NHNN), lãi suất huy động là 17,5%/năm, so với lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn, lãi suất huy động của Chi nhánh kém cạnh tranh hơn rất nhiều vì trong giai đoạn này lãi suất huy động tại nhiều NHTM lên đến 19,2%/năm. Điều này lý giải tại sao lợi nhuận trong năm 2008 của Chi nhánh giảm so với các năm trước.

Bước vào năm 2009, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục suy giảm, khủng hoảng tài chính ngân hàng chưa có dấu hiệu chấm dứt mặc dù có sự can thiệp mạnh mẽ, quyết liệt của các Chính phủ và ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới.

Để thúc đẩy sản suất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, NHNN chỉ đạo các chi nhánh thực hiện công tác tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ. VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn đã tích cực thực hiện và là một trong những chi nhánh tổ chức triển khai đến khách hàng đầu tiên trong hệ thống. Tuy nhiên, gói

kích cầu chỉ hướng tới một số đối tượng hạn chế, ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất. Đối với mức tăng trưởng tín dụng chung, NHNN vẫn kiểm soát chặt hoạt động cho vay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm điều chỉnh từ mức 30% xuống mức 25%-27% vào 6 tháng cuối năm nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, hạn chế vay tiêu dùng và đầu cơ. Theo Báo cáo thống kê NHNN cuối năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 37,5 %, tuy nhiên thực hiện đúng chủ trương của NHNN và chỉ tiêu trưởng tín dụng được VCB HSC giao, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh là 20%.

Tất cả những điều trên giải thích tại sao dư nợ ở các NHTM nói chung và VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn nói riêng có sự biến động mạnh trong những năm qua.

- Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2005 - 2009

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

I. Thu từ lãi: 119,71 186,28 229,52 461,84 409,00

1. Thu từ lãi cho vay 98,35 153,23 205,53 378,97 348,38

2. Thu từ lãi tiền gửi 21,36 33,05 23,99 82,87 60,62

II. Chi trả lãi 66,76 91,75 119,36 312,11 265,87

1. Chi trả lãi tiền gửi và GTCG 59,84 82,21 92,29 204,57 211,54

2. Chi trả lãi tiền đi vay 6,92 9,54 27,07 107,54 54,33

III. Thu nhập từ lãi 52,95 94,53 110,16 149,73 143,13

IV. Thu nhập hoạt động khác 15,88 69,12 72,84 - 31,51 80,87

V. Tổng thu nhập từ HĐKD 68,83 163,65 183,00 118,22 224,00

VI. Chi hoạt động quản lý 31,96 41,15 51,22 37,78 31,35

VII. Thu nhập trước thuế 36,87 122,5 131,78 80,44 192,65

Các số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua có nhiều biến động, cụ thể, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2006 đạt 163,65 tỷ đồng tăng 137% so với năm 2005, năm 2007 đạt 183 tỷ đồng tăng 11,82% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 chỉ đạt 118,22 tỷ đồng giảm 35,4% so với năm 2007, nguyên nhân là do đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tạo ra nhiều tác động lớn mang dấu ấn lịch sử đối với nền kinh tế đất nước nói chung và hoạt động tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn nói riêng. Trong năm 2008 mặt dù tổng dư nợ vay chỉ chiếm lần lượt là 83% tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên xét về cơ cấu, nguồn vốn huy động lại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn tại Chi nhánh do quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, điều này buộc chi nhánh phải vay vốn tại HSC đẩy chi phí trả lãi tiền đi vay các năm này tăng cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Nợ xấu tăng cao trong năm 2008 (chi tiết về nợ xấu sẽ được phân tích ở phần sau), làm khoản trích lập dự phòng tăng (thể hiện trong thu nhập hoạt động khác lỗ) cũng là nguyên nhân khiến tổng lợi nhuận trong năm 2008 giảm so với năm 2007. Tuy nhiên, năm 2009, các ngành kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi khả quan, nhiều biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế được áp dụng một cách mạnh mẽ và quyết liệt, bên cạnh đó là những thuận lợi của điều kiện kinh tế vĩ mô đã làm cho nền kinh tế trong nước có nhiều biến chuyển ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng. Trong năm này, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt 224 tỷ đồng tăng 89,47% so với năm 2008. Về cơ cấu, nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh vẫn tập trung từ nguồn thu lãi cho vay, các nguồn thu từ nghiệp vụ khác như: Phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, lãi tiền gửi…chiếm tỷ trọng thấp. Trong năm 2009 tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn là 224 tỷ đồng thì thu lãi tiền vay đã chiếm 143,13 tỷ đồng khoảng 64% so với tổng thu nhập của ngân hàng.

Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động nhưng kết quả hoạt động của Chi nhánh vẫn đảm bảo có hiệu quả và quy mô ngày càng mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)