Một số bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 33 - 39)

trong và ngoài nước

Nhìn chung, có thể thấy rằng phần lớn nợ xấu xảy ra tại các NHTM trong nước trong thời gian vừa qua do các nguyên nhân rất đơn giản, mang tính kinh điển trong hoạt động tín dụng. Điều này chủ yếu thuộc về phía chủ quan của ngân hàng do tâm lý chủ quan, chậm luân chuyển cán bộ quản lý để tăng cường kiểm tra chéo, thẩm định, xem xét nhu cầu vay chưa kỹ càng, buông lỏng quản lý khách hàng, nhất là ở khâu sử dụng vốn vay. Trên cơ sở kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng từ các ngân hàng trong nước, các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng rút ra có thể đươc sắp xếp theo thứ tự mức độ thường xảy ra từ cao xuống thấp như sau:

Thứ nhất, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dùng vốn vay kinh doanh thông

- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức tín dụng không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản), dùng nguồn thu dự kiến của phương án, dự án này làm nguồn trả nợ cho phương án, dự án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng.

- Khách hàng có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh phụ thuộc ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn chi nhánh cho vay.

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp so với khả năng khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng đến nguồn ngắn hạn lưu động để trả nợ trung dài hạn.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng dùng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả ngân hàng.

Thứ hai, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành vốn vay.

- Giải ngân tiền mặt để đáp ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến sự chiếm dụng, thất thoát.

- Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu (nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách)

- Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.

- Đầu tư sản phẩm công nghệ cao, hàng điện tử với thời hạn dài hơn vòng đời thực tế, có trường hợp dài hạn cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòng đời thực tế dưới 5 năm.

- Đầu tư sản xuất vật liệu mới (chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có…)

- Thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng.

Thứ tƣ, không đủ vốn lưu động để kinh doanh.

- Khi cho vay đầu tư dự án không tính đúng, đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là vốn lưu động

- Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết (do năng lực kém, nội bộ mâu thuẫn, nhất là các công ty cổ phần, tính vốn tự có trên cơ sở bán tài sản…)

- Không thẩm định tổng thể mức đầu tư dự án, tách thành các “giai đoạn”, khoản vay lẻ khác nhau nằm trong mức thẩm quyền của Chi nhánh. Khi giải ngân hết khoản vay hoặc triển khai xong một “giai đoạn”, dự án vẫn không hoạt động được.

- Khách hàng có hệ số nợ vay/vốn tự có rất cao, từ 4-5 lần trở lên.

Thứ năm, không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch.

- Cho vay giải phóng mặt bằng, nguồn trả nợ dựa trên nguồn huy động từ các nhà đầu tư thứ phát.

- Không đủ khả năng về vốn tự có (thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn phát hành trong tương lai…)

- Cho vay mở L/C, bảo lãnh nhập máy móc khi chưa thẩm định tổng thể dự án, hoặc dựa trên nguồn trung dài hạn chưa chắc chắn (các khoản vay trung dài hạn chưa được phê duyệt, bảo lãnh phát hành trái phiếu không có ràng buộc rõ ràng thời điểm…)

- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán tính khả thi của thu xếp nguồn vốn.

Thứ sáu, không đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng.

- Khách hàng có nhiều đơn hạch toán phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn (nhất là thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt) bị chậm trễ khi quyết toán tài chính.

- Thực tế bị lỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính (thường không có kiểm toán) vẫn có lãi (giá trị khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đột biến, giá trị lớn)

- Nhiều năm liên tục, giá bán không đủ bù đắp chi phí biến đổi

- Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi nhưng tổng hợp cả năm thì lỗ.

Thứ bảy, thay đổi chính sách.

- Kinh doanh thương mại nhập hàng về bán trong nước (ô tô, xe máy, gỗ tròn…) - Đầu tư kinh doanh bất động sản.

Thứ tám, đầu cơ theo giá trị tài sản.

- Dùng tài sản là bất động sản, chứng khoán thế chấp vay với mục đích không kiểm soát được.

- Cho vay với nguồn trả nợ dựa quá nhiều vào tài sản thế chấp.

- Cá nhân vay với giá trị lớn (hàng chục tỉ đồng) với mục đích mua nhà, bất động sản (không phải trường hợp cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất, kinh doanh hàng hóa thông thường)

Thứ chín, khách hàng chủ đích lừa đảo.

- Chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, Việt đầu tư nhập máy móc, thiết bị - Thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn.

Tham khảo kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Thái Lan:

Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng thời kỳ 1997-1998, khởi đầu và tâm điểm là khu vực châu Á, đã có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng có bề dày hoạt động hàng trăm năm. Ngày nay, sự

kiện nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ đang được cộng hưởng với tình trạng tiền khủng hoảng tín dụng toàn cầu, mà bắt đầu là từ những gánh nặng nợ khó đòi của hệ thống tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản phái sinh của Mỹ.

Trước tình hình đó, các ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng toàn cầu đang tiến hành nhiều biện pháp để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới.

Sau đây là một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tại Thái Lan sau cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1997-1998:

Thứ nhất, họ tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay như sau: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất

nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997 - 1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính...

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng để quyết định cho vay.

Thứ tƣ, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm; = 100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; = 3 tỷ Baht phải do HĐQT quyết định.

Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Kết luận chƣơng 1:

Trong chương 1 tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ lý luận cơ bản về tín dụng và RRTD: khái quát về tín dụng, vai trò tín dụng đối với nền kinh tế, cũng như thế nào là rủi ro, RRTD. Trong đó nhấn mạnh các nguyên nhân phát sinh và tác động của RRTD đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của nền kinh tế xã hội để từ đó thấy được sự cần thiết phải hạn chế RRTD. Đồng thời, cũng tham khảo một số phương pháp quản lý RRTD đang được áp dụng tại một số ngân hàng trong và ngoài nước để có thể học hỏi đề xuất giải pháp trong chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)