Quy trình cho vay tại VCB Chi nhánhNam Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 50 - 53)

RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó quy trình tín dụng cũng là một yếu tố. Quy trình có chặt chẽ hay không, Các CBKH có thực hiện nghiêm túc quy trình không, tất cả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, và ngược lại những sai sót liên quan tới quy trình tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn gây rủi ro cho ngân hàng.

Hiện nay đối với mỗi loại hình cấp tín dụng tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn đều có một quy trình chi tiết và cụ thể. Nhưng trong giới hạn đề tài, tập trung phân tích hoạt động cho vay, hoạt động chính yếu và thường xuyên phát sinh rủi ro nhất tại ngân hàng, nên sau đây xin giới thiệu quy trình cho vay đang áp dụng tại chi nhánh với nội dung chính bao gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu.

CBKH tiếp nhận, thu thập thông tin, xem xét tính đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng.

Bƣớc 2: Thẩm định đề xuất cấp tín dụng.

CBKH thẩm định hồ sơ pháp lý, hiệu quả phương án kinh doanh (khả năng trả nợ), biện pháp đảm bảo tín dụng và lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình cấp phòng phê duyệt. Trưởng/Phó phòng Khách hàng kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến về báo cáo thẩm định trên. Nếu thông qua thì trình cấp đủ thẩm quyền phê duyệt, ngược lại thông báo đến khách hàng lý do từ chối cho vay.

Bƣớc 3: Phê duyệt tín dụng.

Cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt vào báo cáo, nếu đồng ý thì chuyển hồ sơ cho phòng khách hàng tiến hành soạn các hợp đồng liên quan, ngược lại thì thông báo lý do từ chối cho vay.

Bƣớc 4: Ký Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và Hồ sơ liên quan.

Bƣớc 5: Nhập dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ.

Cán bộ QLN tiếp nhận và kiềm tra hồ sơ từ CBKH chuyển sang, nhập thông tin vào hệ thống, gửi hồ sơ cần thiết đến phòng kế toán, gửi bản chính hồ sơ TSTC đến phòng ngân quỹ, QLN lưu các hồ sơ còn lại.

Bƣớc 6: Rút vốn vay.

CBKH tiếp nhận hồ sơ giải ngân, kiểm tra và lập thông báo tác nghiệp, trình trưởng/phó phòng duyệt, sau đó chuyển sang QLN để mở tài khoản và chuyển sang các bộ phận tác nghiệp kế toán, ngân quỹ để thực hiện giải ngân.

Bƣớc 7: Quy trình kiểm tra, giám sát sau cho vay, phát hiện, xử lý dấu hiện rủi ro. Căn cứ vào đặc điểm của khách hàng, CBKH chủ động lên kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất mục đích vay vốn, hiện trạng tài sản thế chấp, các vấn đề liên quan tới tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng. Các cán bộ tham gia trong quy trình tín dụng có nhiệm vụ hỗ trợ phòng Khách hàng phát hiện các dấu hiệu rủi ro. Phát hiện có dấu hiệu rủi ro, CBKH xác định nguyên nhân, báo cáo giám đốc và đề xuất biện pháp cần thiết để theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý.

Bƣớc 8: Thu nợ.

CBKH và QLN theo dõi và thông báo nợ đến hạn cho khách hàng. Phòng QLN tính toán, kiểm tra lại lãi, gốc đến hạn và thông báo bộ phận kế toán thu nợ. Trường hợp nguồn thu không đủ, hệ thống tự động chuyển sang nợ quá hạn, QLN thông báo cho CBKH biết và thực hiện theo quy trình xử lý nợ quá hạn.

Bƣớc 9: Xử lý nợ có vấn đề.

CBKH kiểm soát đặc biệt đối với khách hàng, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, đề xuất biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ ở mức tối đa có thể.

Bƣớc 10: Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB.

Sau khi toàn bộ nợ đã được thu hồi đầy đủ, PQLN thực hiện thủ tục đóng hồ sơ vay và lấy hồ sơ tài sản đang lưu trữ tại kho để bàn giao cho khách hàng

Quy trình cho vay tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn được soạn thảo bởi VCB HSC và là khung sườn đang được áp dụng tại tất cả các Chi nhánh của VCB. Các bước và thủ tục chứng từ được nêu cụ thể, chi tiết tạo điều kiện cho việc quản lý và kiểm tra sai sót có thể xảy ra trước, trong và sau khi cho vay được dễ dàng hơn. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

- CBKH kiêm nhiệm quá nhiều chức năng trong việc thực hiện khoản vay. Điều này có ưu điểm là công việc được thực hiện liên tục, có hệ thống, thích hợp với những khoản vay nhỏ vì thời gian xử lý hồ sơ nhanh gọn, giảm chi phí, tăng trách nhiệm đối với người phụ trách khoản vay. Nhưng một CBKH thực hiện nhiều khâu trong quy trình dễ dẫn đến tình trạng:

+ Chất lượng tín dụng phụ thuộc giới hạn tầm hiểu biết và kiến thức về những lĩnh vực liên quan.

+ CBKH chủ quan về sự hiểu biết của mình đối với khách hàng mà không cập nhật những thay đổi bất thường ở khách hàng.

+ Khi lượng hồ sơ nhiều sẽ bị chi phối dẫn đến không có thời gian để thực hiện tốt các khâu trong quy trình cho vay, đặc biệt khâu thẩm định khi cho vay cần sự đầu tư kỹ lượng.

+ Dễ dẫn đến tình trạng thông đồng giữa khách hàng vay vốn và CBKH nếu việc đào tạo và rèn luyện tư cách đạo đức nghề nghiệp không tốt. Có những khách hàng dựa trên mối quan hệ quen biết với CBKH để được thẩm định và cho vay dễ dàng hơn.

- Định hướng hoạt động của Phòng Khách hàng là tìm kiếm khách hàng mới cho Ngân hàng, tuy nhiên với quy trình cho vay như trên thì CBKH sẽ không thể phân bổ được thời gian để thực hiện mục tiêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)